Vụ nhập cảnh trái phép lớn nhất Đà Nẵng: Lập 26 công ty để bảo lãnh chuyên gia dỏm

Nguyễn Tú
Nguyễn Tú
14/02/2023 17:42 GMT+7

Ngày 14.2, phiên tòa xét xử sơ thẩm đường dây nhập cảnh trái phép lớn nhất TP.Đà Nẵng tiếp tục với phần xét hỏi. Các bị cáo đã lập 26 công ty để bảo lãnh chuyên gia dỏm.

Như Thanh Niên đã thông tin, vụ án có 24 bị cáo bị truy tố tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, trong đó 3 bị cáo bị truy tố thêm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong số các bị cáo, có 5 giám đốc người Hàn Quốc, 13 giám đốc người Việt, đã lập 26 công ty để bảo lãnh chuyên gia dỏm.

Chạy quảng cáo mời chào nhập cảnh trái phép

Theo cáo trạng, tháng 2.2020, Lee Kwan Young (Giám đốc Công ty TNHH Eyelux) và Seo Young Jin (Giám đốc Công ty TNHH Mai K) lợi dụng kẽ hở chính sách cho chuyên gia nhập cảnh của Việt Nam trong mùa dịch Covid-19, là chỉ cần công ty bảo lãnh để tổ chức nhập cảnh trái phép. Lee cũng lợi dụng chức vụ là Phó chủ tịch Hội người Hàn miền Trung (Han in Hue) để tổ chức nhập cảnh diện chuyên gia.

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 1.

24 bị cáo trước tòa

NGUYỄN TÚ

Lee và Seo chạy quảng cáo dịch vụ nhập cảnh, khảo sát nhu cầu nhập cảnh và thu thập thông tin người có nhu cầu nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng mạng xã hội Kakao Talk và Naver.

Lee cũng lợi dụng tư cách Phó chủ tịch Hội người Hàn miền Trung để ký hợp đồng thuê máy bay với các hãng hàng không.

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 2.

Đây là đường dây nhập cảnh trái phép lớn nhất TP.Đà Nẵng

NGUYỄN TÚ

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 3.

Các giám đốc người Hàn Quốc (hàng đầu)

NGUYỄN TÚ

Lee gửi danh sách cho Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, để Tổng lãnh sự quán gửi công hàm đề nghị Văn phòng Chính phủ (thông qua Vụ Quan hệ quốc tế) cho phép đoàn công tác các doanh nghiệp, thân nhân, du học sinh Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam.

Tổ chức 4 chuyến bay, đưa 264 khách Hàn Quốc nhập cảnh vào Đà Nẵng

Theo đề nghị của Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, Văn phòng Chính phủ chỉ thông báo về chủ trương cho phép các chuyên gia, nhà quản lý, thân nhân người nước ngoài đủ điều kiện nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam.

Dù biết rõ những người đăng ký không phải chuyên gia hay thành phần được cho phép nhập cảnh nêu trên, trong hồ sơ cũng không có giấy tờ chứng nhận chuyên gia, nhưng Lee, Seo vẫn huy động 26 công ty trong đường dây này bảo lãnh khống, hướng dẫn khai báo gian dối.

Đây là 26 công ty do 24 bị cáo lập ra, sử dụng pháp nhân để ký bảo lãnh chuyên gia, nhưng những người Hàn Quốc được nhập cảnh thì hoạt động trái mục đích, không làm việc cho các công ty này như mục đích ban đầu.

Từ tháng 12.2020 đến tháng 3.2021, Lee và Seo tổ chức 4 chuyến bay, đưa 264 khách Hàn Quốc từ Incheon vào TP.Đà Nẵng, trong đó có nhiều chuyên gia "dỏm".

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 4.

Các giám đốc người Việt Nam

NGUYỄN TÚ

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 5.

Ngoài ra, còn có những người làm dịch vụ visa, làm giả giấy tờ

NGUYỄN TÚ

Người nhập cảnh đóng tiền 2 lần cho Hội người Hàn miền Trung, đặt cọc lần 1 trước khi xin cấp thị thực và nộp toàn bộ trước ngày nhập cảnh. Nếu không nhập cảnh được thì hội này hoàn tiền.

Lee và Seo thu tiền dịch vụ nhập cảnh trái phép ban đầu là 1,95 triệu won/người (41 triệu đồng). Sau đó, thấy nhu cầu khách tăng cao, đường dây này thống nhất tăng giá lên 2,1 triệu won/người (44 triệu đồng).

Vụ 18 giám đốc đường dây nhập cảnh trái phép: Kẻ hở chính sách cho chuyên gia - Ảnh 6.

Phiên tòa dự kiến diễn ra đến ngày 15.2

NGUYỄN TÚ

Đợt cuối cùng trước khi bị phát hiện, đường dây này tăng giá lên 45 triệu đồng/người.

Trong phần xét hỏi sáng 14.2, các bị cáo đều thừa nhận hành vi trục lợi từ việc tổ chức cho chuyên gia "dỏm" nhập cảnh trái phép. Dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 15.2.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.