Vừa sạc pin vừa dùng điện thoại có thể gây chết người?

23/09/2015 15:39 GMT+7

(TNO) Một vụ chết người nghi bị điện giật trong lúc sạc iPhone xảy ra mới đây khiến nhiều người hoang mang về thói quen vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.

(TNO) Một vụ chết người nghi bị điện giật trong lúc sạc iPhone xảy ra mới đây khiến nhiều người hoang mang về thói quen vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.

Sử dụng sạc không bảo đảm chất lượng dễ dẫn tới chạm mạch điện, gây ra những sự việc đáng tiếcSử dụng sạc không bảo đảm chất lượng dễ dẫn tới chạm mạch điện, gây ra những sự việc đáng tiếc

Sự việc đau lòng xảy ra vào chiều tối ngày 20.9. Nạn nhân là chị Ngô Thị Liên (24 tuổi, trú xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông Lê Văn Vị (cha chồng nạn nhân) cho biết khi đi làm về thì phát hiện con dâu nằm bất động giữa nền nhà và điện thoại nằm ở cổ. Khi ông Vị lấy điện thoại này ra thì bị giật, theo quán tính ông Vị vứt điện thoại ra xa.

Ông Vị cũng cho biết ông phát hiện dưới cổ chị Liên có vết cháy đen. Chồng chị Liên cho biết trước đó anh cũng đã bị điện giật mỗi khi cắm dây sạc chiếc điện thoại này vào nguồn điện.

Chồng chị Liên cho biết điện thoại mà chị Liên sử dụng là iPhone 3 - Ảnh: Phạm ĐứcChồng chị Liên cho biết điện thoại mà chị Liên sử dụng là iPhone 3 - Ảnh: Phạm Đức
Lỗi do pin hay do điện thoại?
Trao đổi với Thanh Niên Online, anh Trần Mạnh Hiệp, quản trị diễn đàn chuyên về công nghệ tinhte.vn cho biết: “Cục sạc (adaptor) giúp thay đổi dòng điện từ điện nhà xuống phù hợp với dòng điện để có thể sạc điện thoại. Trong cục sạc có nhiều thiết bị thêm vào để giúp cho việc chuyển đổi điện này diễn ra an toàn, không rò rỉ điện ngoài mong muốn đến điện thoại”.
“Tuy nhiên khi cục sạc không đủ chất lượng hoặc phải hoạt động trong một thời gian dài với công suất tối đa thì việc rò rỉ là có và gây nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm để có thể chết người thì rất hiếm. Trong tai nạn của chị Liên, nhiều khả năng là cục sạc kém chất lượng đã dẫn điện thẳng từ ổ điện chạm vào máy điện thoại”, anh Hiệp giải thích.
Nhiều người vẫn vừa sạc pin vừa sử dụng - Ảnh chụp màn hình TechinsiderNhiều người vẫn vừa sạc pin vừa sử dụng - Ảnh chụp màn hình Techinsider
Anh Lê Hoàng Phương, một kỹ thuật viên tự do tại quận Tân Bình (TP.HCM) cũng cho rằng nguyên nhân khiến chị Ngô Thị Liên tử vong là do cục sạc. Theo anh Phương trên thị trường có nhiều hàng trôi nổi không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng kém, thậm chí có những cục sạc chỉ vừa cắm điện vào đã phát nổ.
“Ngoài ra cũng cần xem lại điện thoại của chị Liên bình thường hay là trước đó đã bị vấn đề trong máy, ví dụ như rơi nước hoặc ẩm nước. Rồi khi sử dụng kèm với cục sạc chất lượng không tốt thì sẽ không cách điện được. Điện vào cục sạc bao nhiêu là sẽ vào thẳng điện thoại bấy nhiêu”, anh Phương nói thêm.
Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm để tránh rủi ro
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phụ kiện không chính thức đang được bán ra khắp nơi mà khó có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Chưa kể nhiều người dùng vẫn lựa chọn điện thoại cũ giá rẻ thì khó có thể chấp nhận bỏ tiền mua cục sạc giá cao. Giá của mỗi cục sạc điện thoại trôi nổi này trung bình chỉ từ 25.000 - 50.000 đồng.
Anh Lê Chí Công, giám đốc một công ty tin học, chia sẻ: “Nguyên tắc cơ bản của điện thoại là đang sạc thì nên hạn chế sử dụng. Ngoài ra, điện thoại đang hoạt động bình thường nhưng nếu sử dụng sạc không bảo đảm chất lượng dễ dẫn tới chạm mạch điện, gây ra những sự việc đáng tiếc”.
Anh Trần Mạnh Hiệp cũng đưa ra những điểm cần lưu ý để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng điện thoại như: Không nên kẹp điện thoại đang sạc vào vùng da cổ, vì vùng da này rất mỏng và khi bị giật thì sẽ dính chặt điện thoại vào cơ thể; đặc biệt khi phát hiện ra hiện tượng rò rỉ điện trong quá trình sạc (bị điện giật khi sạc) thì phải thay sạc ngay; tránh sử dụng điện thoại trong lúc sạc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.