Năm 2017, trong khi nhiều chủ tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở tỉnh Bình Định lao đao vì tàu bị hư hỏng, phải nằm bờ để sửa chữa thì cũng có hàng chục tàu vỏ thép khác ngày đêm vươn khơi, thu về hàng trăm triệu đồng.
Hiệu quả đánh bắt cao
Tại cảng cá Đề Gi (H.Phù Cát, Bình Định), mỗi khi nhắc đến những chuyến biển trúng đậm, ngư dân nào cũng kể chuyện tàu cá vỏ thép của các ông Nông Thành Điền, Đặng Văn Khoa, Phạm Toàn… Nhiều ngư dân mong muốn có được con tàu vỏ thép hiện đại để được ra khơi, mang lại thu nhập cao như những chủ tàu này.
tin liên quan
Tàu vỏ thép đắp chiếu: Công ty bán máy phải bồi thườngNgày 2.9.2016, ông Điền được công ty đóng tàu bàn giao tàu cá vỏ thép BĐ 99478 TS có công suất 829 CV, trị giá 16 tỉ đồng. Hai chuyến đi biển đầu tiên, việc đánh bắt của tàu không đạt hiệu quả như mong muốn do gặp một số trục trặc nhỏ, ngư dân chưa quen vận hành tàu vỏ thép và gặp mùa biển động. Từ tháng 2.2017 đến nay, tàu cá vỏ thép của ông Điền đã ra khơi 10 chuyến, bình quân mỗi chuyến đánh được khoảng 40 - 50 tấn hải sản (chủ yếu là mực xà, cá nục, cá ngừ…), trị giá khoảng 700 - 800 triệu đồng, các thuyền viên trên tàu này cũng có thu nhập bình quân từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. “Tàu vỏ thép hoạt động ổn định, năng suất đánh bắt hiệu quả hơn so với tàu cá vỏ gỗ khoảng 70 - 80% và đi biển trong mùa mưa bão cũng yên tâm hơn. Nhờ tàu vỏ thép ăn nên làm ra nên mỗi quý gia đình tôi trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hơn 550 triệu đồng”, ông Điền cho biết.
|
Gia đình ông Đặng Văn Khoa (ở thôn Hóa Lạc, xã Cát Thành) được bàn giao chiếc tàu vỏ thép BĐ 99979 TS từ tháng 3.2017, đến nay đã đi biển được 8 chuyến. Bình quân mỗi chuyến đánh bắt của tàu vỏ thép này được khoảng 30 tấn hải sản, bán được 500 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng khoảng 250 triệu đồng.
Cơ hội hiện đại hóa đội tàu
tin liên quan
Công ty đóng tàu vỏ thép 'dỏm' không chấp nhận bồi thường cho ngư dânTheo ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, thực hiện Nghị định 67, toàn tỉnh có 61 ngư dân được phê duyệt tham gia đóng mới tàu cá. Đến nay đã có 45 tàu vỏ thép, 8 tàu vỏ composite và 5 tàu vỏ gỗ được hoàn thành, đưa vào sử dụng. “Ngoài 19 tàu vỏ thép bị hư hỏng phải nằm bờ sửa chữa thì các tàu còn lại đều đánh bắt hiệu quả, phát huy tác dụng rất lớn. Trong năm 2017, các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 thu bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/tàu/chuyến biển, một số tàu thu hơn 500 triệu đồng/chuyến. Đến nay, có thể khẳng định, Nghị định 67 là một chủ trương đúng đắn, nhờ đó mà ngư dân có cơ hội hiện đại hóa được đội tàu đánh bắt, yên tâm đi biển giữ ngư trường”, ông Phúc nói.
Bình luận (0)