Tự động phát
Cảnh báo này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm 29.11. WHO cho biết chưa ghi nhận được ca tử vong liên quan biến thể Omicron. Tổ chức này nói sẽ cần nghiên cứu thêm để đánh giá khả năng biến thể này có thể vượt qua hàng rào miễn dịch do vắc xin hoặc nhiễm trước đó tạo ra hay không.
WHO cũng thúc giục 194 nước thành viên tăng tốc tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao và dự trù kế hoạch để đảm bảo hệ thống y tế đứng vững.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra lời cảnh báo trên trong cuộc họp với bộ trưởng y tế các nước.
Cuộc họp này nhằm khởi động đàm phán thỏa thuận quốc tế nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Du khách xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành bên ngoài nhà ga quốc tế tại sân bay Sydney (Úc) nhằm ngăn chặn biến thể Omicron. |
reuters |
"Sự xuất hiện của biến thể Omicron có số đột biến cao cho thấy rõ tình huống hiện tại ngặt nghèo và mong manh ra sao. Omicron cho thấy lý do tại sao thế giới cần một thỏa thuận về đại dịch. Đó là vì hệ thống hiện tại của chúng ta không khuyến khích các quốc gia cảnh báo lẫn nhau về các mối nguy mà sớm muộn gì cũng sẽ lan tới các nước", tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Thỏa thuận toàn cầu dự kiến có hiệu lực từ tháng 5.2024 này sẽ bao gồm các vấn đề như chia sẻ dữ liệu, trình tự gien của các virus mới xuất hiện, và thông tin về bất cứ vắc xin tiềm năng nào được nghiên cứu.
Omicron được công bố lần đầu hôm 24.11 tại Nam Phi, và số ca nhiễm đang tăng nhanh tại đây.
Biến thể này cũng đã lan sang nhiều nước và vùng lãnh thổ khác. Trong số đó, nhiều nơi đã áp đặt các hạn chế đi lại. Nhật Bản hôm 29.11 đã nối gót Israel trong việc đóng cửa biên giới với người nước ngoài.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng, các nước cảnh giác tìm cách đối phó |
Bình luận (0)