WHO trấn an khi các nước lớn EU ngừng vắc xin AstraZeneca

16/03/2021 09:59 GMT+7

Các nước lớn thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngừng triển khai triển khai vắc xin Covid-19 của hãng AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) vì lo ngại về các trường hợp bị máu đông nhưng Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) khẳng định vắc xin an toàn.

Ba quốc gia lớn của EU bao gồm Đức, Ý và Pháp đều đã tạm dừng triển khai vắc xin AstraZeneca vào ngày 15.3 vì mối lo ngại về những ca bị máu đông sau khi tiêm và tiếp đó là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Slovenia, Latvia, theo AFP. Các công tố viên Ý được cho là mở cuộc điều tra hình sự vụ một người tử vong sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca.
Không chỉ ở châu Âu, Indonesia cũng tuyên bố hoãn triển vắc xin này. Tuy nhiên, WHO vẫn khẳng định các quốc gia nên tiếp tục sử dụng vắc xin AstraZeneca, đồng thời nhấn mạnh động thái của những nước châu Âu không ảnh hưởng đến việc triển khai vắc xin này trên toàn cầu.

Đức, Ý, Pháp tạm dừng tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca

WHO đồng thời tuyên bố đã lên lịch tiến hành một cuộc họp với các chuyên gia trong ngày 16.3 để thảo luận về độ an toàn của vắc xin AstraZeneca.
"Chúng tôi không muốn mọi người hoảng sợ. Chúng tôi khuyến nghị các quốc gia tiếp tục tiêm chủng vắc xin AstraZeneca. Cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa chứng máu đông và vắc xin", trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan cho biết.
Bên cạnh đó, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt vào ngày 18.3, tiếp tục lặp lại lời kêu gọi bình tĩnh của WHO, đồng thời cho rằng “tiêm vắc xin Covid-19 vẫn tốt hơn là không”.
AFP dẫn lại các số liệu cho thấy hơn 350 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng trên toàn cầu nhưng các nước nghèo vẫn còn bị tụt lại rất xa.
Vắc xin AstraZeneca là loại đầu tiên và rẻ nhất được phát triển, tung ra thị trường với số lượng lớn kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên bùng phát từ miền trung Trung Quốc hồi cuối năm 2019. Đây được xem là vắc xin Covid-19 chính trong chương trình tiêm chủng ở hầu hết những quốc gia đang phát triển.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.