Theo Neowin, biểu tượng của chợ ứng dụng này cũng đã được thiết kế lại và trông rất khác so với trước đó. Về cơ bản, đây được xem như là một sửa đổi tập trung vào tính thẩm mỹ.
Đáng chú ý, việc thay đổi thương hiệu thành Microsoft Store sẽ khiến chợ ứng dụng của hãng mang tên giống với cửa hàng bán lẻ trực tuyến hiện tại. Đây là nơi không chỉ được sử dụng để bán các sản phẩm phần mềm của công ty như Office 365 mà còn là nơi chào bán các thiết bị phần cứng như bảng điều khiển Xbox và thiết bị Surface.
Mặc dù Windows Store không thực sự phổ biến như những gì Microsoft mong muốn nhưng công ty vẫn liên tục cải tiến nó cho người dùng Windows 10, bao gồm việc phát hành các game khủng như Resident Evil 7, thậm chí cả các biến thể Linux trong phiên bản dành cho cộng đồng Insiders Preview.
Trong trường hợp Microsoft thực sự thay đổi tên thương hiệu Windows Store, có thể công ty sẽ tích hợp cửa hàng trực tuyến vào ứng dụng cùng tên trong Windows 10, cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tinh gọn hơn. Dĩ nhiên mọi thứ vẫn có thể thay đổi khi công ty chưa hề xác nhận bất kỳ thông tin nào về kế hoạch của mình.
tin liên quan
Microsoft âm thầm xóa bỏ giới hạn thiết bị truy cập Windows StoreMicrosoft đã thay đổi những quy định về số lượng thiết bị truy cập Windows Store dưới cùng một tài khoản hiện lên đến 2.000, thay vì 10 như trước đây.
Bình luận (0)