Xác định 3 nguy cơ liên quan lĩnh vực y tế tại TP.HCM

Duy Tính
Duy Tính
15/07/2022 05:04 GMT+7

Chiều 14.7, Sở Y tế TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 và hoạt động trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Tại hội nghị, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết hiện TP xác định 3 nguy cơ. Thứ nhất, nguy cơ dịch chồng dịch (Covid-19sốt xuất huyết đang gia tăng - PV), nếu xảy ra thì cả hệ thống y tế phải nỗ lực hết mình để kìm chế. Thứ hai, nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế (VTYT).

Thứ 3, nguy cơ thiếu hụt nhân viên y tế công nghỉ việc.

Ngành y tế TP.HCM đứng trước thách thức lớn

Duy Tính

Bên cạnh đó, thách thức khả năng tự chủ của y tế công lập sau đại dịch, hầu như đơn vị nào cũng cạn kiệt tài chính. Liên quan thực trạng nhân viên y tế công nghỉ việc, theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, từ năm 2021 đến nay, đã có trên 2.028 nhân viên y tế công lập của TP nghỉ việc (đa số chuyển qua khối tư nhân). Các đơn vị ngành y tế công có bổ sung nhưng không đáp ứng được thực tế. Tuy vậy, ông Thượng nói “ngành y tế TP không đơn độc và có sự quan tâm của TP như các nghị quyết về cơ chế, chính sách tiếp sức cho ngành y tế”.

TP.HCM lên kịch bản ứng phó khi có 600-900 ca sốt xuất huyết nhập viện mỗi ngày

Bác sĩ (BS) Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế, thông tin thêm về tình hình khó khăn trong mua sắm thuốc, VTYT.

Theo ông Nam, Nghị định 98 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, kê khai giá, công khai giá, nhưng không có nhà thầu tham gia do chưa kê khai, công khai giá. Do đó, kéo theo các đơn vị xây dựng giá dự toán gói thầu gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các công ty thẩm định giá, tư vấn đấu thầu hiện nay cũng không tham gia. Các nhà thầu gặp khó khăn trong xây dựng mã định danh, mã dùng chung theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, nhiều vụ việc phát sinh trong mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch trên cả nước cũng ảnh hưởng đến tâm lý trong mua sắm của các đơn vị. Một số thuốc quý hiếm, thuốc phát sinh khi triển khai dịch vụ mới thì khó tìm nhà cung ứng…

Từ những nguyên nhân trên, BS Hoài Nam đã lưu ý các đơn vị thực hiện đúng về trình tự thủ tục đấu thầu; thủ tục đầu tư; lập giá kế hoạch đấu thầu; hợp đồng hợp tác, liên doanh, liên kết, sử dụng trang thiết bị y tế; đồng thời lưu ý các vấn đề thực hiện trên máy mượn.

Về giải pháp, theo BS Hoài Nam, 6 tháng cuối năm, ngành y tế TP.HCM mua sắm bằng nhiều hình thức đảm bảo đầy đủ thuốc, VTYT cho người bệnh; thực hiện nhanh gói thầu mua sắm cấp địa phương; triển khai hiệu quả trung tâm mua sắm tập trung. Mặt khác, các trang thiết bị, VTYT thu hồi, sau khi giải thể các bệnh viện điều trị Covid-19, cần được đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.