Sau nhiều lần đối thoại, tiểu thương vẫn chưa thống nhất việc xây mới chợ An Hải Bắc với kinh phí hơn 13 tỉ đồng, gồm 50% từ ngân sách, còn lại tiểu thương đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Theo tiểu thương, mức đóng quá cao, 18 - 20 triệu đồng/lô hàng cá, rau hành, 26 - 30 triệu đồng/lô nhà lồng chính, 150 - 180 triệu đồng/ki ốt.
tin liên quan
Đầu tư 28 tỉ đồng xây chợ trung tâm huyệnSáng 19.11, UBND H.Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động chợ Mới nằm trên địa bàn xã Tịnh Hà (ảnh).
Theo thẩm định của Sở KH-ĐT, chợ An Hải Bắc xây từ năm 2002, chỉ có nhà đình chính xây kiên cố, còn lại bán kiên cố hoặc xây tạm, tất cả hạng mục xuống cấp. Ngoài ra, khu vực giữa chợ trũng, không mái che nên đọng nước, mưa ngập úng mất vệ sinh; số lượng 370 hộ kinh doanh quá tải, chưa kể hộ bán tạm, lấn lòng đường, vỉa hè…
Dù mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án đều “nhằm đảm bảo cơ sở vật chất cho tiểu thương và nhu cầu mua sắm người dân”, nhưng các ban, ngành Q.Sơn Trà dường như “bỏ quên” tiểu thương trong công tác triển khai. Trong quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây chợ An Hải Bắc, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu UBND Q.Sơn Trà niêm yết công khai thông tin về tổng mặt bằng kể từ ngày 18.8.2016 (không quá 20 ngày).
Nhưng đến ngày 28.12.2016, tiểu thương mới được… mời đến nghe phổ biến thông tin về chợ mới. Ngày 3.3, Ban quản lý các chợ Q.Sơn Trà thông báo phương án xây dựng, bố trí chợ tạm và huy động kinh phí (như đã đề cập).
tin liên quan
Nhiều chợ nông thôn mới xây dựng tiền tỉ nhưng không ai vào bán muaChạy đua xây chợ theo tiêu chí nông thôn mới, nhưng xây xong hoặc đang thi công dang dở, nhiều chợ ở Nghệ An phải 'đắp chiếu' do không phù hợp nhu cầu thực tế.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà, cho hay xã hội hóa xây chợ là chủ trương chung cả nước, chợ An Hải Bắc xuống cấp đã lâu và quận rất khó khăn mới xin ngân sách thành phố 6,5 tỉ đồng, cần 50% vốn đối ứng. “Mô hình” này đã thành công ở chợ Phước Mỹ, Mân Thái, An Hải Đông… dù ban đầu triển khai cũng bị tiểu thương phản ứng. Mặc dù vậy, tại buổi đối thoại ngày 22.3, phần lớn tiểu thương vẫn đề nghị giữ lại nhà lồng chính, nâng cấp hạ tầng thoát nước, nền, mái che phụ trợ. Đến hôm qua 12.4, vẫn chưa có “động tĩnh” gì mới tại khu vực chợ này.
“Số tiền đưa ra chỉ là dự kiến, bà con chưa đồng thuận nên quận sẽ tiếp tục bàn bạc và sớm thông báo cho tiểu thương để chủ động phương án. Nếu tiểu thương khó khăn sẽ hỗ trợ vay vốn, về bố trí sẽ ưu tiên các hộ đã kinh doanh ổn định, có hồ sơ, sắp xếp theo ngành hàng hợp lý”, ông Nam nói.
Liên quan đến các nội dung tố cáo các sai phạm của Ban quản lý các chợ Q.Liên Chiểu, UBND Q.Liên Chiểu vừa thanh tra, phát hiện các khoản thu trái phép: thu hộ bán thịt 1.000 đồng/hộ/ngày, phí vệ sinh hàng rong cùng với các nội dung khác (tự ý cơi nới để thu thêm tiền 193 hộ kinh doanh, chưa xử lý các hộ lấn chiếm lối thoát hiểm, không tu sửa...). Trách nhiệm sai phạm thuộc về Trưởng ban quản lý các chợ và Trưởng bộ phận quản lý chợ Hòa Khánh. UBND Q.Liên Chiểu buộc phải thu tiền điện theo mức cũ, chấm dứt cơi nới; cấm thu 1.000 đồng/ngày hộ hàng cá, thịt ở tầng trệt khu B, trả lại tiền thu của hàng rong, trả 21,6 triệu đồng cho các hộ tự làm mái che; cắt mọi hình thức thi đua và kiểm điểm tập thể, cá nhân.
|
Bình luận (0)