Xây dựng chính sách ưu tiên những ngành học khó tuyển sinh

31/05/2012 21:50 GMT+7

(TNO) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

>> Nhà nước không thể can thiệp !
>> Học tại địa phương để... đỡ tốn tiền
>> Tư vấn trực tuyến tuyển sinh vào các trường y dược và sư phạm
>> Quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng vùng Hà Nội và TP. HCM
>> Triển khai đổi mới quản lý giáo dục ĐH
>> Đổi mới tài chính không phải chỉ là tăng học phí
>> Thảo luận về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính ưu tiên, khuyến khích học sinh, sinh viên theo học những ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh để đảm bảo sự cân đối về cơ cấu nhân lực.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và đề xuất với Thủ tướng các đề án về đào tạo nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực ưu tiên như: quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, luật quốc tế, khoa học và công nghệ, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch, kinh tế biển, năng lượng và môi trường, tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo căn cứ vào quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam và các quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ ngành; thông tin dự báo về nhu cầu nhân lực để xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp. Các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động cần hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tập, thực tế cho học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo; phối hợp với cơ sở đào tạo để xây dựng chuẩn đầu ra, ngành nghề đào tạo.

Đồng thời Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch đầu tư cần tổ chức, xây dựng và vận hành hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia nhằm đảm bảo tính kết nồi, thông suốt về thông tin giữa bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Vũ Thơ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.