Chiếc xe không cứu người của Trung tâm y tế H.Châu Thành (phải) - Ảnh: H.Ph |
Anh Hoàng kể: “Hôm đó, tôi đang ở nhà thì nghe tiếng va chạm lớn. Nhìn vào đường cao tốc thì thấy cảnh tượng kinh hoàng. Lập tức, tôi cùng một số bà con ở gần đây chui qua hàng rào lưới B40 để lên đường cao tốc. Chúng tôi cố sức kéo cửa xe ra để cứu người nhưng không được vì cánh cửa bị kẹt cứng, phải dùng xà beng để nạy cửa. Người đầu tiên mà chúng tôi đưa được ra khỏi xe là một phụ nữ đi cùng với cháu bé khoảng 10 tuổi, trong tình trạng giống như đã chết, quần áo rách nát, nhưng xem kỹ thì vẫn còn thở. Sau này mới biết đó là hai mẹ con ở xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, cả hai đều tử vong sau đó”.
Anh Hoàng kể tiếp: “Lúc đó là 9 giờ 43 phút, tôi dùng điện thoại di động gọi cho Trung tâm cứu hộ đường cao tốc nhưng chờ hơn 10 phút vẫn chưa thấy xe tới. Thấy các nạn nhân ra máu quá nhiều, tôi gọi cho Tổng đài 115 Tiền Giang thì một giọng nữ bảo tôi gọi cho H.Châu Thành. Tôi hỏi số bao nhiêu thì cô ta tắt máy... Cùng lúc đó, có chiếc xe bán tải của Thanh tra giao thông mang biển số 60... đi ngang. Chúng tôi vẫy tay đón nhưng họ khựng lại rồi bỏ đi. Đến 9 giờ 59 phút, thấy chiếc xe cấp cứu mang biển số 63M-00016 chạy tới, chúng tôi đứng giữa đầu xe chặn lại, nhìn trong xe thấy chỉ có một phụ nữ ngồi. Nhưng tài xế chỉ giảm tốc độ rồi tìm cách lách qua, bỏ chạy”.
Không chỉ bức xúc về việc xe cấp cứu không cứu người, anh Hoàng cho biết tiền của người phụ nữ đi cùng cháu bé văng ra rất nhiều, có tài xế xe tải dừng lại trợ giúp đồng thời cũng... lượm luôn tiền.
Chiều qua, chúng tôi đến Trung tâm y tế H.Châu Thành thì thấy chiếc xe cấp cứu biển số 63M-00016 đang đậu trong nhà xe. Đề cập đến tố cáo của người dân, người trực là BS n đề nghị liên hệ qua điện thoại với bác sĩ Ngô Văn Tỷ, Giám đốc Trung tâm y tế huyện. Ông Tỷ cho biết sau khi biết sự việc đã yêu cầu tài xế Đỗ Văn Mười làm giải trình. Theo ông Tỷ, hôm đó tài xế Mười đang chở một cháu bé 3 tuổi bị bỏng vì té vào nồi cháo lên tuyến trên. Khi ngang qua hiện trường vụ tai nạn, người dân có đón lại. “Đúng ra tài xế phải dừng lại coi tình hình ra sao. Nếu trường hợp nặng thì có thể giúp chở đi. Nhưng vì gia đình cháu bé làm dữ quá, không cho dừng lại, họ còn đòi nhảy xuống xe nữa. Vì ở cửa giữa không biết tính sao nên tài xế chạy luôn. Việc này chúng tôi sẽ họp và phân tích rút kinh nghiệm”.
Có thể bị phạt tù Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Nguyễn Thanh Tài (Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang), cho biết: “Theo khoản 1, điều 102 BLHS thì người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Theo quy định tại khoản 2, điểm b, thì người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp, bị phạt tù từ 1-5 năm. Trường hợp xe cứu thương theo pháp luật thì phải có nghĩa vụ phải cứu giúp mà không làm thì đã lọt vào khoản 2”. |
Hoàng Phương
>> Phó thủ tướng yêu cầu: Làm rõ nguyên nhân tai nạn trên đường cao tốc Trung Lương
>> Sao dám đưa xe tưới cây vào đường cao tốc?
>> Thai phụ bàng hoàng kể lại vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc Trung Lương
>> Tai nạn nghiêm trọng trên đường cao tốc Trung Lương, 5 người chết
>> Vụ xe khách lật trên đường cao tốc Liên Khương-Prenn: 'Thật kinh hoàng
Bình luận (0)