Bộ Y tế đánh giá
dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường với sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta tại nhiều quốc gia.
Tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, cùng với đó vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng.
Nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để khoanh vùng, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.
TP.HCM khẩn trương thống kê người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19
|
Theo công điện, với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành thực hiện giãn cách.
Tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo giá trị và tiến độ xét nghiệm.
Đến ngày 15.9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở hoặc hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2 - 3 ngày 1 lần); lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở hoặc hộ gia đình.
Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở hoặc hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5 - 7 ngày 1 lần); lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở hoặc hộ gia đình.
Thực hiện nghiêm các nội dung theo công điện của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó đặc biệt lưu ý việc đánh giá tình hình dịch để phân loại các khu vực theo mức độ nguy cơ để triển khai thực hiện việc xét nghiệm thần tốc.
Thực hiện xét nghiệm 3 ngày 1 lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cug cấp dịch vụ thiết yếu.
Xem xét, tổ chức thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế.
TP.HCM: Thêm 3.369 ca Covid-19 xuất viện, tổng cộng 116.337 bệnh nhân hồi phục
|
Tầm soát 100% người sốt, ho, viêm đường hô hấp
Với các địa phương khác, Bộ Y tế đề nghị căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động sàng lọc, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng và tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan y tế và trả kết quả xét nghiệm chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm.
Áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồngđể có biện pháp đáp ứngkhoanh vùng, cách ly.
Thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu toàn bộ hoặc đại diện thành viên nhà ở, hộ gia đình, trong phòng là người có tần suất tiếp xúc nhiều bên ngoài (thuộc nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhân viên ngân hàng, tiếp thị, người làm việc trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,
người giao hàng...) và người sống ở khu vực nguy cơ tập trung đông người nguy cơ cao (
nhà trọ, khu dân cư mật độ dân số cao...).
Thực hiện xét nghiệm 5 - 7 ngày 1 lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại
các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu.
Tần suất lấy mẫu trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo Văn bản số 2787/QĐ-BYT ngày 5.6.2021.
Các địa phương cần tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp
tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.
Bình luận (0)