Xét xử đại án Huyền Như: Viện KSND giữ nguyên quan điểm buộc Vietinbank bồi thường 1.085 tỉ đồng

29/12/2014 16:02 GMT+7

(TNO) Sáng 29.12, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm đại án Huỳnh Thị Huyền Như, đại diện Viện KSND vẫn giữ nguyên quan điểm Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền hơn 1.085 tỉ đồng cho 5 công ty.

(TNO) Sáng 29.12, mở đầu phần tranh luận trong phiên tòa xét xử phúc thẩm đại án Huỳnh Thị Huyền Như, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố đã phản bác hầu hết đề nghị của các luật sư.

Xét xử đại án Huyền Như: Viện kiểm sát tiếp tục đề nghị Vietinbank bồi thường 1.058 tỷ cho 5 công ty 1Huyền Như sau phiên tòa sáng nay
ACB và Navibank phải tự chịu trách nhiệm
Đại diện Viện KSND đồng ý với quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi của ACB và Navibank khi cho rằng tiền của họ đã được chuyển vào tài khoản tại Vietinbank là có thật, chữ ký thật, con dấu thật…, nhưng đó chỉ là thật đối với hai ngân hàng ACB và Navibank mà giả với Vietinbank.
Đại diện Viện KSND phân tích, việc các ngân hàng ủy quyền cho nhân viên của mình gửi tiền để được hưởng lãi suất cao là trái quy định pháp luật. Dù số tiền này đã được hạch toán vào sổ sách của Vietinbank nhưng hợp đồng ủy thác đầu tư của hai đơn vị này là vi phạm quy định về lãi suất trần.
“ACB và Navibank biết rõ những quy định về hoạt động và nghiệp vụ ngân hàng nhưng vẫn vi phạm nhằm tìm kiếm các khoản lãi suất chênh lệch cao. Vì lợi ích cục bộ mà họ bất chấp quy định để tạo điều kiện cho bị cáo Như chiếm đoạt tiền (ACB là 718 tỉ đồng và Navibank là 200 tỉ đồng). Chính họ đã tự đặt mình vào tình trạng pháp lý này do thiết lập các giao dịch gửi tiền trái pháp luật nên họ không được pháp luật công nhận, bảo vệ. Vì vậy ACB và Navibank phải tự chịu tránh nhiệm những hậu quả thiệt hại do Như gây ra”.
Ngoài ra, đại diện Viện KSND cũng phản bác quan điểm của các luật sư về việc Viện KSND xác định Vietinbank chỉ có trách nhiệm bồi thường với 5 công ty gồm Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông, Toàn Cầu và Saigonbank Berjaya (SBBS), nhưng lại không có trách nhiệm đối với ACB và Navibank. Theo Viện KSND, đối với 5 công ty này, tài khoản gửi thanh toán là tài khoản thật, hợp pháp, hợp lệ nên được pháp luật công nhận. Còn ACB và Navibank, Như đã có dấu hiệu gian dối và ý định chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu, nên đã tráo đổi hồ sơ từ thật thành giả. Mặt khác, việc ký hợp đồng ủy thác đầu tư của ACB cho 19 nhân viên của mình và hợp đồng cho vay của Navibank cho 4 nhân viên để gởi tiền vào Vietinbank là trái pháp luật.
Xét xử đại án Huyền Như: Viện kiểm sát tiếp tục đề nghị Vietinbank bồi thường 1.058 tỷ cho 5 công ty Quang cảnh phiên xử sáng 29.12
Trước đó, Viện KSND đã bác kháng cáo của của ACB, Navibank và xác định Huyền Như phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với hai ngân hàng này. “Vietinbank không có trách nhiệm bồi thường cho ACB và Navibank”, đại diện Viện KSND nói.
Còn đối với 5 công ty trên, Viện KSND vẫn giữ nguyên quan điểm Vietinbank là nguyên đơn dân sự trong vụ án tham ô tài sản của Huyền Như, và xác định Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền hơn 1.085 tỉ đồng.
Bác bỏ hầu hết bào chữa của các luật sư
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác cũng bị Viện KSND bác bỏ lời bào chữa vì cho rằng lời bào chữa không có cơ sở.
Cụ thể, luật sư bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP.HCM) cho rằng chứng cứ buộc tội Tuấn còn mờ nhạt, Tuấn không biết việc Huyền Như lợi dụng danh nghĩa của mình và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để thỏa thuận, huy động vốn. Nhưng Viện KSND khẳng định Tuấn biết rõ việc bị Huyền Như lợi dụng danh nghĩa để đàm phán nhận 2.496 tỉ đồng tiền gửi để chiếm đoạt.
Đối với các bị cáo thuộc nhóm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Ngọc Lợi, Tống Nguyên Dũng, Huỳnh Trung Chí, Huỳnh Hữu Danh, Phạm Anh Tuấn, Viện KSND đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, đánh giá vai trò, hoàn cảnh phạm tội… của các bị cáo trong vụ án để xem xét, chiếu cố cho các bị cáo được giảm mức án phù hợp.
Riêng với kháng cáo kêu oan của Nguyễn Vũ Xuân Tiên (Phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng -Vietinbank), Viện KSND cho rằng không có cơ sở chấp nhận bởi hồ sơ vụ án phù hợp với lời khai của các bị cáo khác được đối chất ngay tại phiên tòa phúc thẩm. Cụ thể, bị cáo Tiên đã duyệt 6 khoản vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm của ACB vay tổng cộng 33,29 tỉ đồng, phù hợp với lời khai của Huyền Như và các bị cáo khác...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.