Các phiên tòa lưu động tạo điều kiện giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, nhưng nó cũng bị lên án vì vi phạm một số chuẩn mực về quyền lợi của các bị cáo.
Hai anh em Sahar và Badam Gul là những người đầu tiên bước lên chiếc xe buýt “công lý” ở Pakistan, trong một nỗ lực xét xử lưu động của chính phủ nước này nhằm giảm tình trạng bạo lực, The Wall Street Journal đưa tin.
Các phiên tòa lưu động ở Pakistan thường được xử trên những chiếc xe buýt chở "công lý" này - Ảnh: Reuters |
Những chiếc buýt chở “công lý” ở Pakistan
“Nếu mọi người hiểu được công lý, sự thất vọng của họ giảm đi, kéo theo sự tiết giảm hận thù và bạo lực”, Hayat Ali Shah, Tổng giám đốc của Học viện Tư pháp Khyber Pakhtunkhwa nói. Học viện này giúp huấn luyện 8 thẩm phán và 18 luật sư trong việc giải quyết xung đột nhanh chóng, như một phần của chương trình tòa án lưu động ở Pakistan.
Biện pháp trên nhằm tháo gỡ những vụ án kéo dài ở Pakistan, có khi lên đến cả chục năm. Theo ghi nhận của Reuters vào tháng 8.2013, trước khi có các phiên tòa này, Pakistan chồng chất tới hơn 1,4 triệu vụ án nằm chờ xử lý.
Các phiên tòa lưu động ở Pakistan thường được xét xử trên những chiếc xe buýt chở "công lý" này - Ảnh: Reuters
|
Trước đó vào năm 2007, Ấn Độ đã áp dụng các phiên tòa lưu động, tổ chức xử án nhanh gọn tại các đồn cảnh sát, theo The Telegraph. Cũng như Pakistan, các vùng sâu, vùng xa của Ấn Độ chứng kiến cảnh người dân nông thôn bị lừa, bị thương trong các vụ tai nạn, bị cướp hoặc bị tấn công tình dục.
Tương tự ở Uganda, CHDC Congo hay Đông Timor cũng xuất hiện các hình thức xét xử lưu động với hy vọng mang công lý về cho những người mờ mịt về khái niệm tòa án, thủ tục tố tụng...
Mặt trái của xét xử lưu động
Trong khi đó, ở các nước và khu vực phát triển như Mỹ, châu Âu, khái niệm xét xử lưu động hầu như không tồn tại. Nó cũng phần nào phản ánh mức độ chuyên nghiệp, tiến bộ và một hệ thống tòa án được tổ chức tốt hơn so với một số nước như Uganda, CHDC Congo, Đông Timor, Bangladesh hoặc vài vùng heo hút của Ấn Độ.
Tính chuyên nghiệp và mức độ chính xác của "công lý" từ các phiên tòa lưu động chưa cao tại các khu vực Pakistan, Uganda, vùng sâu vùng xa của Ấn Độ... - Ảnh: Reuters
|
Hungary lập tòa xét xử lưu động đầu tiên
Ngày 9.12.2015, Sputnik đưa tin về việc Hungary mở phiên tòa xét xử lưu động đầu tiên để giải quyết nhanh các vấn đề người vượt biên.
Số người tị nạn tại Hungary tăng cao trong làn sóng người tị nạn Syria tràn vào châu Âu năm nay, khiến chính phủ nước này "bội thực" với các trường hợp vượt biên trái phép.
Đây được xem là biện pháp tức thời, vì các thủ tục vốn đơn giản, có thể trục xuất người tị nạn nếu không có giấy tờ hợp lệ. Thế nhưng đối với châu Âu, các phiên tòa lưu động này vẫn là chuyện rất hiếm.
|
Bình luận (0)