Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ Bến Lức- Long Thành

11/03/2023 15:13 GMT+7

Cao tốc Bến Lức - Long Thành nối thẳng miền Tây (từ H.Bến Lức, Long An) sang miền Đông Nam bộ (H.Long Thành, Đồng Nai), kết nối thẳng với sân bay Long Thành mà không cần đi qua TP.HCM, giảm tải lưu lượng xe rất lớn cho TP.HCM.

Vai trò của cao tốc Bến Lức- Long Thành với TP.HCM cũng tương tự như đường vành đai 3 trên cao của Hà Nội. Quan trọng là thế nhưng suốt nhiều năm qua, công trình trọng điểm quốc gia này vẫn ì ạch hết "đóng băng" lại tới "đứng hình", vật liệu xây dựng bị mất cắp, máy móc thì nằm phơi nắng phơi sương đến hoen gỉ. Hiện trạng của tuyến cao tốc quan trọng này khiến ai cũng thở dài, ngán ngẩm. 

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 1.

Không thể tin đây là công trường của dự án tuyến cao tốc trọng điểm phía nam

NGỌC DƯƠNG

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 2.

Khởi công từ 2014, dự kiến thông xe những km đầu tiên vào 2018 nhưng đến nay, cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn là những đứt đoạn, dở dang

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 3.

Hiện dự án đã đạt 80% khối lượng thi công nhưng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn. Phía chủ đầu tư và Bộ GTVT mới đây đã trình đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến tháng 9.2025.

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 4.

Công trường hoang hóa

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 5.

Cây cối, cỏ dại mọc um tùm phủ kín nhiều đoạn vật tư, máy móc

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 6.

Giữa năm 2022, Ban điều hành gói thầu J2 của dự án đã phát hiện nhiều tấm chống lóa, lưới chắn rác, hệ thống dây điện... trên tuyến cao tốc này lần lượt "không cánh mà bay", gây thiệt hại ước tính 11 tỉ đồng

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 7.

Hai cầu dẫn từ tuyến quốc lộ lên cao tốc nằm trơ trọi, nhiều đoạn bêtông xám xịt vì phơi nắng mưa lâu ngày.

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 8.

Dự án chia thành ba đoạn: Đoạn 1 (đoạn phía tây) dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu (A1, A2-1, A2-2, A3 và A4) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại). Do chưa bố trí vốn nên gói A1 đã chấm dứt hợp đồng, gói A2-1 huy động làm lại và đã hoàn thành gói thầu. Gói thầu A2-2 đã huy động làm lại nhưng do trượt giá, bị lỗ nên nhà thầu đang muốn chấm dứt hợp đồng. Gói thầu A3 hiện đã đạt 68%, riêng gói thầu A4 đã đạt 80% nhưng VEC đã chấm dứt hợp đồng với lý do nhà thầu khó khăn về tài chính

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 9.

Đoạn 2 dài 10,7 km, gồm 3 gói thầu (J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản, các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%. Hiện chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu tái khởi động.

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 10.

Đoạn 3 (phía đông) dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu (A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), trong đó gói thầu A5 hoàn thành. Bộ GTVT vừa đề nghị VEC khẩn trương làm việc với ADB có ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu A6 để có nhà thầu triển khai thi công trong tháng 3 theo đúng kế hoạch

Xót xa cảnh máy móc phơi sương trên tuyến cao tốc ngàn tỉ đi miền Tây - Ảnh 11.

Tính đến đầu tháng 3, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có 4/11 gói thầu cơ bản hoàn thành, 1/7 gói thầu còn lại (A7) đang thi công, sản lượng 67,6%, chậm khoảng 12,7% so với kế hoạch

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km, đi qua Đồng Nai, TP.HCM và Long An. Một đầu nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đầu còn lại nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng (nay được cập nhật còn 27.510 tỉ đồng). Sau khi đi vào hoạt động, tuyến cao tốc dài 58 km này không chỉ rút ngắn thời gian từ Long An sang Đồng Nai xuống 2 giờ, mà đặc biệt sẽ giảm ùn tắc cho TP.HCM cũng như giảm tải cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện hữu, giải tỏa kết nối cho khu vực miền Tây sang miền Đông Nam bộ, góp phần giảm áp lực giao thông cho QL1A, QL51...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.