Khi các vấn đề xã hội trở thành ý tưởng
Phạm Thị Bích Loan, sáng lập Công ty Rau cười Việt Nhật, chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình. Loan kể: “Khi đến Pháp, ra chợ thấy mọi người mua thực phẩm do người nông dân bán nhưng họ ăn trực tiếp tại chợ. Ngược lại dân Việt mình mua rau về phải rửa, ngâm rồi mới dám ăn, thậm chí mình hay dùng cụm từ là “giặt rau” chứ không phải “rửa rau”. Từ đó, mình trăn trở và đặt câu hỏi tại sao đất nước nông nghiệp của mình lại như vậy, người tiêu dùng và người sản xuất hoàn toàn không thể tin vào nhau. Quay về VN, mình bỏ ngành ngân hàng để dấn thân làm nông nghiệp. Lúc đó, gia đình ngăn cấm, nhiều người nói mình có vấn đề, nhưng mình vẫn quyết tâm và đi đến ngày hôm nay”.
Loan cũng cho biết lúc đầu không hề có ý định sẽ khởi nghiệp, nhưng khi nhận thấy vấn đề còn tồn đọng về nông nghiệp VN, nên mới quyết tâm khởi nghiệp.
|
Anh Tú kể, cũng trong một lần sang nước ngoài, anh được trải nghiệm mô hình ăn trong bóng tối này và nhận ra trong không gian bóng tối như vậy mới thấy đôi mắt mình quý giá biết chừng nào và cuộc sống của mình còn dễ dàng, may mắn hơn rất nhiều người. Từ đó, về VN anh ấp ủ khởi nghiệp với mô hình này.
“Đến với nhà hàng, bạn trải nghiệm hoàn toàn mọi thứ đều trong bóng tối. Thông thường người khiếm thị phải phụ thuộc vào người sáng mắt, nhưng trong không gian bóng tối, thì người sáng mắt phải lệ thuộc vào người khiếm thị. Mình muốn những bạn khiếm thị có cảm giác họ đang làm chủ được cuộc sống của mình chứ không phải lệ thuộc vào ai, và có thể phát huy hết được những khả năng tiềm ẩn của mình”, anh Tú chia sẻ.
Không chỉ tạo ra tiền...
“Mình trăn trở 2 dự án là xử lý rác thải và xử lý nước. Ở các nước trên thế giới, nước thải được tái tạo để sử dụng hoặc biến nước biển thành nước ngọt rất đạt hiệu quả, nhưng tại VN thì làm rất là khó. Rác cũng có thể tái chế nhưng ở nước ta làm chưa hiệu quả. Mình có những ý tưởng như vậy và rất mong muốn những ai cùng ý tưởng có thể bắt tay nhau để làm cho xã hội này tốt đẹp hơn, để không phải loay hoay lo vấn đề ô nhiễm nguồn nước hay rác thải như hiện nay”, Nguyễn Hữu Tú, cựu sinh viên Trường ĐH Vinh, chia sẻ.
tin liên quan
Người 'truyền lửa' khởi nghiệp cho giới trẻChị Phạm Kiều Oanh, Giám đốc điều hành CSIP, cho rằng các vấn đề xã hội của VN không bao giờ dừng lại, giải quyết vấn đề này thì xuất hiện những vấn đề khác. “Tại sao mình không tận dụng những sức mạnh rất lớn của kinh doanh để không chỉ tạo ra tiền, lợi nhuận mà biến nó thành công cụ rất hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội? Hãy khởi nghiệp sáng tạo để vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa góp phần trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội. Và đây là xu hướng mới trong khởi nghiệp của người trẻ”, chị Oanh nhìn nhận và cho rằng: “Thế hệ trẻ hôm nay có ý thức tốt hơn về xã hội, về môi trường... Họ mong muốn và luôn trăn trở tìm mô hình để vừa khởi nghiệp thành công vừa giải quyết các vấn đề xã hội”.
Còn theo chị Hui Woon Tan, nhà sáng lập của Alley 51 Ventures và The Purpose Group, thì: “Hãy sâu sát với vấn đề bạn muốn giải quyết nhất, vấn đề khiến bạn đau đáu nhất. Càng sâu sát, bạn sẽ hiểu những vấn đề thực sự của xã hội”.
Bình luận (0)