Theo Cục Y tế dự phòng, ngay trong tuần đầu tiên đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất, từ 14 - 20.2 (ngày 29 đến hết mùng 5 Tết), đã ghi nhận 6 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại Hà Nội, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh. Tính chung từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận 57 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (32 trường hợp khẳng định dương tính với vi rút gây bệnh).
Ngoài ra, hệ thống giám sát dịch cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh ho gà tại Hưng Yên. Với ca mắc mới này, cả nước ghi nhận 31 trường hợp mắc ho gà từ đầu năm đến nay. Đây là các bệnh rất dễ lây lan, bùng phát dịch và có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Cục Y tế dự phòng cũng xác nhận có 4 trường hợp viêm não vi rút tại Thanh Hóa, Sơn La và Sóc Trăng, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 52 trường hợp.
tin liên quan
Phòng bệnh cho trẻ mùa lạnh“Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ, hoặc tiêm chủng muộn, trẻ có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ", ông Phu khuyến cáo.
Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế, song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Thực tế đã từng xảy ra vụ dịch sởi (năm 2014, sau nhiều năm không có dịch) với hàng nghìn trẻ mắc tại 24 tỉnh thành, hơn 100 trẻ tử vong.
Lịch tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm vắc xin phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng sau khi sinh.
Trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng 5 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và uống vắc xin phòng bại liệt.
Trẻ 9 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.
Trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi - Rubella và tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng)
|
Bình luận (0)