Theo Bộ Công thương Việt Nam, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ vừa ra thông báo về việc điều chỉnh/sửa đổi điều kiện nhập khẩu đối với mặt hàng hạt điều gồm cả hạt điều vỡ và hạt điều nguyên.
Cụ thể, tăng giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với mặt hàng hạt điều nhân, vỡ gấp 2,4 lần và hạt điều nhân (nguyên) tăng 1,8 lần so với mức cũ. Tất cả các trường hợp nhập khẩu với mức giá dưới mức MIP nêu trên đều bị cấm.
Thời gian qua, nhiều hiệp hội, nhà máy sản xuất và chế biến điều liên tục đề nghị chính phủ Ấn Độ có biện pháp hạn chế và kiểm soát hạt điều nhân nhập khẩu. Thậm chí còn cho rằng hạt điều nhân giá rẻ, chất lượng thấp của Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường nội địa, gây biến động về giá. Một số thương nhân Ấn Độ đã nhập hạt điều nhân Việt Nam, rồi chế biến sơ qua loa hoặc thay đổi nhãn mác để tái xuất, ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu hạt điều Ấn Độ trên thị trường thế giới.
Với việc tăng giá MIP là dấu hiệu cho thấy, chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục và hỗ trợ cho ngành điều trong nước vốn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong những năm gần đây. Trước mắt, với mức giá MIP mới, cộng với mức thuế nhập khẩu 45% sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hạt điều nhân của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.
tin liên quan
Xuất khẩu điều lấy lại 'phong độ'Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Theo số liệu của Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI), nước này đang sản xuất khoảng 350.000 tấn hạt điều nhân mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng điều nguyên liệu đạt 800.000 tấn/năm và phải nhập khẩu khoảng 900.000 tấn/năm điều nguyên liệu từ bên ngoài (chủ yếu là từ châu Phi) để phục vụ cho ngành chế biến điều.
Ấn Độ xuất khẩu 84.352 tấn hạt điều, trị giá 911 triệu USD trong năm 2017-2018, tăng 2,5% về số lượng và gần 18% về giá trị so với năm 2016-2017. Ấn Độ xuất khẩu hạt điều ra khoảng 80 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là sang: Mỹ, UAE, Hà Lan, Đức, Nhật Bản…
|
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu khoảng 154.000 tấn, trị giá 1,2 tỉ USD; tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm gần 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Trong khoảng 2 năm qua, xuất khẩu hạt điều Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới dư cung và đặc biệt là tình trạng bán phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước.
Bình luận (0)