Xuất khẩu rau quả sang Bắc Âu

28/10/2013 03:40 GMT+7

Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển vừa cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng và tiềm năng xuất khẩu rau quả sang khu vực thị trường Bắc u cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển vừa cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng và tiềm năng xuất khẩu rau quả sang khu vực thị trường Bắc u cho các doanh nghiệp Việt Nam.

 Trái cây Việt Nam đang có nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang thị trường Bắc u - d
Trái cây Việt Nam đang có nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang thị trường Bắc u
- Ảnh: Diệp Đức Minh

Bắc u nhập khẩu 70% rau quả

Tiêu dùng hoa quả và rau tươi tại thị trường Bắc u ngày một gia tăng do hướng tới một lối sống ngày càng khỏe mạnh. Nhập khẩu chiếm khoảng 70% nguồn cung rau quả cho thị trường Bắc u, trong đó 70% là hoa quả, còn 30% là rau, tốc độ tăng trưởng suốt 3 năm qua đạt trung bình 8%/năm. Trong số 4 nước Bắc u, nước có tỷ lệ nhập khẩu lớn nhất là Thụy Điển, chiếm 40% tổng dung lượng thị trường, tiếp đến là Đan Mạch chiếm 26%, Na Uy chiếm 19% và sau cùng là Phần Lan với 15%.

Đến nay, EU vẫn luôn là nguồn cung hàng rau quả quan trọng nhất của các nước Bắc u, chiếm trên 80% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu từ các nước ngoài EU chiếm 2,7% tổng nhập khẩu, trong đó 60% là cam, quýt. Các nước xuất khẩu chính những mặt hàng này là Ma Rốc, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Bắc u nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Phi cận Sahara chiếm 1,7%, trong đó 92% là từ Nam Phi với mặt hàng quả có múi, nho, táo. Bắc và Nam Mỹ chiếm hơn 13% với các mặt hàng chuối, táo, lê, quả có múi, nho, dứa, dưa, bơ. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á và châu Úc chỉ mới chiếm khoảng 1% thị phần với các mặt hàng là kiwi, táo, xoài, tỏi và rau nhiệt đới. Những nước xuất khẩu hàng đầu là New Zealand, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ và  Idonesia.

Cơ hội cho Việt Nam ?

Các nước đang phát triển có vị trí vững chắc trên thị trường nhập khẩu chuối và hoa quả nhiệt đới như dứa, xoài, đu đủ, chà là, quýt, chanh leo với thị phần hơn 50% và cũng chiếm tỷ lệ nhất định về hoa quả có múi và hoa quả khác như táo, đào và mận. Kể từ năm 2005, lượng nhập khẩu hoa quả nhiệt đới và cận nhiệt đới không kể chuối và hoa quả có múi tăng hơn 6% như nho, dưa, dứa, quả bơ và kiwi. Những hoa quả khác tuy mới xuất hiện nhưng đã trở nên khá phổ biến là quả hồng, xoài, ổi, đu đủ, khế, tầm bóp, me, chà là tươi, quả vả. Thị trường cho hoa quả có tính đặc trưng dân tộc như xoài, đu đủ, hồng, me, khế và chanh leo tăng lên đáng kể chủ yếu là do ngày càng nhiều các cửa hàng tạp hóa muốn bán hoa quả exotic và cũng có nghĩa là người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mặt hàng này. Hiện các nước cung cấp chính là Peru, Pakistan, Brazil, Israel, Thái Lan và Dominica. Trong đó,  Brazil cùng với Thái Lan là hai nhà cung cấp chủ yếu đu đủ cho thị trường Bắc u. Nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan cũng đã tăng lên đáng kể. Nhập khẩu những hoa quả khác cũng gia tăng, trong đó có hồng, lựu, chôm chôm, hồng xiêm, chanh leo, mãng cầu, me, khế, tầm bóp, vải, mít...

Nhìn chung các nước Bắc u đã có những nguồn cung cấp ổn định cho mình, việc thâm nhập mới vào thị trường này với khối lượng lớn là không dễ dàng, tuy nhiên những sản phẩm thích hợp sẽ có cơ hội xuất khẩu vào, chẳng hạn như chanh xanh và những loại hoa quả có múi mới. Các nhà xuất khẩu mới muốn cạnh tranh được cần phải có ưu thế tương đối về giá, chất lượng, và thời gian giao hàng. Như vậy, đây cũng có thể là cơ hội để rau quả Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Bắc u trong thời gian tới.

Thảo Vy

>> Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
>> Yêu cầu các nước đăng ký xuất khẩu rau quả vào Việt Nam
>> Xuất khẩu rau quả đạt 600 triệu USD

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.