Quên đem giấy tờ tùy thân như 2 cô gái, bạn có bị phạt hay không?

29/09/2017 13:32 GMT+7

Câu chuyện 2 cô gái uống cà phê không mang theo giấy tờ tùy thân bị công an đưa vào trung tâm xã hội gần 10 ngày tạo sự quan tâm của bạn đọc. Nếu bất chợt, tôi quên mang CMND (thẻ căn cước) khi ra đường thì có bị phạt không, có bị đưa vào trung tâm xã hội không? - bạn đọc hỏi.

Trường hợp buộc đưa người vào trung tâm hỗ trợ xã hội: người xin ăn không nơi cư trú ổn định; người sống lang thang nơi công cộng không nơi cư trú ổn định, theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND (TP.HCM)
“Như vậy, quyết định của UBND P.Tam Bình (Q.Thủ Đức) khi tiến hành lập hồ sơ đưa hai đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi, quê Tiền Giang) và Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê Đồng Nai) vào trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM sau 2 giờ tạm giữ làm việc là sai”, đó là nhận định của luật sư Nguyễn Đức Chánh (đoàn luật sư TP.HCM).
Chỉ được kiểm tra chứng minh thư một số trường hợp
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, căn cứ Điều 39 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định thẩm quyền công an
Phạt 100.000 - 200.000 đồng
Người dân không xuất trình chứng minh thư khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
trong xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả.
Theo đó, công an được quyền kiểm tra chứng minh thư người dân khi họ cư trú trên địa bàn quản lý (quy định tại chương V thông tư 35/2014/TT-BCA). Cụ thể, công an kiểm tra cư trú định kỳ, đột xuất để phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.
Trong đó đối tượng được kiểm tra là công dân ở các hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú. Đồng thời, nếu công an cấp trên kiểm tra tại địa bàn dân cư, thì phải có cán bộ công an nhân dân và công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.
Bà Nghĩa cho biết con gái về được với gia đình là gia đình cảm thấy vui và mãn nguyện. Bà cũng muốn cho qua chuyện này ẢNH: AN HUY
Ngoài ra, công an kiểm tra chứng minh thư khi người dân phạm tội quả tang hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như: kiểm tra người, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang (theo khoản 6 Điều 9 Pháp lệnh Công an xã 2008); kiểm tra phục vụ công tác xử lý vi phạm theo Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.

tin liên quan

Ông Đoàn Ngọc Hải lên tiếng hồi đáp Cà Mau về phát ngôn 'gây sốc'
‘Từ đáy lòng mình, tôi khẳng định từng câu chữ, nội hàm và bối cảnh câu nói của tôi không có ý nào liên quan hay ám chỉ đến người dân U Minh thân thương nói riêng và người dân Cà Mau thân thương nói chung’, ông Đoàn Ngọc Hải chính thức lên tiếng bằng văn bản hồi đáp tỉnh Cà Mau. 
Bên cạnh đó, việc kiểm tra chứng minh thư cũng được CSGT thực hiện với người tham gia giao thông (theo Điều 14 Thông tư 1.2016), các trường hợp: trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện hỗ trợ phát hiện người vi phạm luật giao thông đường bộ; thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn giao thông của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.
“Trong trường hợp người dân không xuất trình chứng minh thư khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.”, luật sư Chánh nói.
Người bị công an bắt sai có thể khởi kiện bồi thường
Cũng theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, ở TP. Hồ Chí Minh, theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND TP.HCM khi đưa người vào trung tâm hỗ trợ xã hội để quản lý hoặc nuôi dưỡng chỉ có 2

Mọi hành vi tập trung người vào trung tâm hỗ trợ xã hội sai trái nếu gây thiệt hại đều phải bồi thường. Thiệt hại bao gồm vật chất và tình thần. Vật chất thì thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Thiệt hại tinh thần thì được bồi thường không quá 30 tháng lương.

Luật sư Huỳnh Công Thư

đối tượng: (1) Người xin ăn không có nơi cư trú ổn định; (2) Người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn TP.
Khi thành viên trong gia đình bị giữ ở Trung tâm hỗ trợ xã hội, thì người thân cần liên hệ trực tiếp cơ quan đang tiếp nhận để được giải quyết hồi gia cho thành viên đó. Hiện pháp luật chưa quy định thủ tục hành chính cụ thể.
Còn với TP.HCM thì thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồi hương, hòa nhập cộng đồng thuộc về Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội và Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội, Trung tâm điều dưỡng, theo Điều 11 của Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND TP. Hồ Chí Minh.
“Nếu trong quá trình bắt giữ người và giao trung tâm hỗ trợ xã hội mà sai, tùy tính chất, mức độ của hành vi sai phạm mà bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đưa người vào Trung tâm hỗ trợ xã hội cũng được xem là một thủ tục hành chính. Người làm trái với các quy định này có thể bị khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyết định hành chính được ban hành trái pháp luật và phải bồi thường theo quy định”, luật sư Nguyễn Đức Chánh phân tích.
Đồng quan điểm, luật sư Huỳnh Công thư (Đoàn luật sư tỉnh Long An) cũng cho rằng, công an chỉ được kiểm tra giấy tờ hành chính người dân theo kế hoạch hoặc nghi ngờ vi phạm pháp luật trong địa bàn quản lý. Ngoài ra, công an không được kiểm tra tùy tiện vì như vậy là cậy quyền.
Sau 10 ngày tạm giữ ở trung tâm hỗ trợ xã hội thì hai cô gái Nhung và Kiều đã được về lại với gia đình ẢNH: AN HUY
Việc đưa người vào Trung tâm hỗ trợ xã hội phải có quyết định của cấp có thẩm quyền và phải thực hiện đúng quy trình. Khi có người thân nhận và xuất trình các giấy tờ về nhân thân người bị đưa vào trung tâm hỗ trợ, thì trung tâm này phải có trách nhiệm trả người theo đơn bảo lãnh của thân nhân.
Mọi hành vi tập trung người vào trung tâm hỗ trợ xã hội sai trái nếu gây thiệt hại đều phải bồi thường. Thiệt hại bao gồm vật chất và tình thần. Vật chất thì thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Thiệt hại tinh thần thì được bồi thường không quá 30 tháng lương. Đương sự có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường tại tòa đối với đơn vị làm sai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.