Kỹ năng sống từ nhiều năm trở lại đây trở thành vấn đề thời thượng, được khai thác đến tối đa. Các trung tâm dạy kỹ năng sống lập ra khắp nơi, phụ huynh ào ạt cho con đi học. Nhưng theo các chuyên gia, nhiều người đang hiểu sai về kỹ năng sống. Chính cách hiểu lệch lạc trong việc dạy kỹ năng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Cứu lửa phải do lực lượng chuyên nghiệp thực hiện
3 trẻ mầm non vẫn trong tình trạng nguy kịch
Khoảng 15 giờ 40 ngày 9.8, tại Cơ sở mầm non tư thục Tuổi Thơ (H.Duy Tiên, Hà Nam) trong giờ học kỹ năng kêu cứu và thoát hiểm đã xảy ra sự cố khi các cô giáo đổ thêm cồn vào mâm đang có lửa cháy, khiến 3 cháu Phạm Bùi Gia K. (4 tuổi), Nguyễn Ngọc Hà L. (5 tuổi) và Nguyễn Anh T.
(3 tuổi) bị bỏng nặng. Các cháu đang được điều trị ở Viện Bỏng quốc gia trong tình trạng rất nguy hiểm, chức năng hô hấp và thận bị đe dọa, tiên lượng dè dặt.
Lê Tân
|
Phụ huynh này cho biết đọc một số mẩu quảng cáo của các trại hè khiến bố mẹ chắc chắn sẽ thích mê vì con được học các kỹ năng đu dây từ lầu 4 xuống đất, được tập thể lực, được học cách sử dụng bình cứu hỏa, được cùng nhau dập tắt đám cháy... Phụ huynh này cho biết trước đây con của chị học tiểu học một trường tư thục, ở trường các con cũng được hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa để dập lửa.
|
Lúc đó chị rất thích, nghĩ rằng tốt cho các con. Nhưng khi làm việc ở trường quốc tế, các thầy cô người nước ngoài đã khiến chị thay đổi hoàn toàn nhận thức và suy nghĩ về vấn đề này. Trong các lần diễn tập thoát hiểm khi có báo động cháy, ưu tiên của họ luôn luôn là hướng dẫn học sinh thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm nhanh nhất có thể. Đa số các trường hợp tử vong trong đám cháy là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng. Vì vậy, điều cần nhất là thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm để cứu thân. Việc cứu lửa phải do lực lượng chuyên nghiệp thực hiện.
“Hơn nữa, trẻ em phải được bảo vệ chứ không phải là đối tượng chịu trách nhiệm dập tắt đám cháy, chưa kể với những dụng cụ thô sơ, có thể sẽ gây nguy hiểm cho các em hơn là giải quyết được tình hình”, chị Thanh Phương nhận định.
Chị Phương đặt vấn đề: “Bố mẹ có nghĩ con mình cần thiết phải xông vào dập đám cháy không, khi việc dập lửa cứu tài sản đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con? Bố mẹ có nghĩ một khóa học ngắn ngủi một tuần lễ có thể gây hại đến đứa trẻ của mình không? Ngay cả đối với lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp, họ cũng phải tập luyện thường xuyên các thao tác thoát hiểm, chữa cháy, cứu người trong đám cháy, đám đổ nát...”.
Học viên chết sau 3 tuần huấn luyện
Có thể nhiều người hiểu đúng nhưng cách đào tạo sai
Muốn dạy trẻ về kỹ năng sống, cần hiểu kỹ năng sống là gì? Vấn đề là đào tạo kỹ năng này như thế nào? Có thể nhiều người hiểu đúng nhưng cách đào tạo sai. Với những đối tượng đặc biệt như trẻ tự kỷ còn phải cẩn thận gấp bội. Thật sự họ hiểu cặn kẽ giới hạn và cấp bậc tự kỷ? Họ có tìm hiểu đúng những phương án giáo dục nước ngoài giúp cho trẻ này hay không?
Giáo sư Trương Nguyện Thành Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang
|
Một lãnh đạo trong ban điều hành của VAN cho biết đã nhận được rất nhiều đơn thư, ý kiến của phụ huynh có con từng tham gia cơ sở này gửi đến phản ánh về cơ sở vật chất tồi, bữa ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh, chế độ tập luyện không phù hợp, tập các động tác thăng bằng nguy hiểm mà không có đồ bảo hộ, việc chăm sóc y tế không tốt, nhiều cháu ốm bệnh, sút cân, tinh thần hoảng hốt. Công ty còn thường khuyến cáo phụ huynh hạn chế thăm con và đón con về nhà, nhất là trong tháng đầu tiên.
Gần đây nhất là vụ việc một cháu bé 10 tuổi đã qua đời ngay sau khi vào cơ sở được 3 tuần. Theo VAN, công ty này tự giới thiệu và tiếp cận phụ huynh có con tự kỷ, đây là nơi nhận các cháu tự kỷ vào nội trú, huấn luyện các cháu những hoạt động thể chất để thay đổi chứng tự kỷ. Tuy nhiên VAN nhận thấy người điều hành cũng như đội ngũ ở đây không được đào tạo ngành chuyên môn nào phù hợp, các phương pháp của người điều hành chỉ tự thuyết trình và tham gia một số hội thảo mở, chưa được cơ quan khoa học nào thẩm định và công nhận.
(còn tiếp)
Định nghĩa sai về khái niệm kỹ năng sống
Nhiều người đã định nghĩa sai về khái niệm kỹ năng sống dẫn đến việc kết luận mơ hồ về những phẩm chất như lòng dũng cảm, lòng vị tha... là kỹ năng sống, trong khi đây lại là các thái độ và hành vi thuộc phạm trù đạo đức. Kỹ năng sống đơn giản là những kỹ năng cần thiết giúp một người có thể sống tốt và sống an toàn trong môi trường của họ, giúp họ biết cách bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm hoặc xử lý vấn đề hiệu quả, hợp lý như: kỹ năng thoát hiểm, sơ cứu, xác định phương hướng, quản lý thời gian, tiền bạc… Việc bước qua thảm thủy tinh có thể rèn lòng dũng cảm nhưng lại không hình thành bất cứ “kỹ năng” nào cho trẻ. Dũng cảm nhưng có động đất, hỏa hoạn không biết chạy đi đâu, không biết bảo vệ bản thân như thế nào thì cũng vô ích.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương Nguyên giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
|
Bình luận (0)