Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày 26.3.2020

26/03/2020 10:43 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm sẽ có trên báo in Thanh Niên ngày mai 26.3.2020 tập trung vào những giải pháp của Bộ GD-ĐT việc tinh giản chương trình và học từ xa.

Trên báo in Thanh Niên ngày 26.3.2020 còn có các tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm: Dạy trực tuyến sợ nhất là … “mất mạng”; Du lịch công nghệ cao: Cơ hội cho các ngành du lịch-nhà hàng-khách sạn.

Học sinh có học bù chương trình vào năm sau?

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các địa phương đề nghị Bộ GD-DDT cần có giải pháp cho tình huống xấu hơn khi không thể hoàn thành chương trình vào ngày 15.7 như đã quyết, trong đó có đề xuất để lại nội dung chưa dạy được sang năm học sau.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp tinh giản chương trình và hướng dẫn dạy học qua truyền hình và trực tuyến vào sáng nay (25.3), ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang chỉ đạo các tiểu ban tinh giản chương trình khẩn trương rà soát để có hướng dẫn trong tháng 3 cho các địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ triển khai thực hiện.
Nguyễn Hữu Độ cho hay mục tiêu là giảm được từ 5-7 tuần so với chương trình hiện nay để đến ngày 15.7 là kết thúc năm học. Tuy nhiên, việc tinh giản không thực hiện cơ học và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng, cốt lõi của chương trình cho HS, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình. Theo ông Độ, Bộ sẽ phải đưa ra một “mức trần” thấp nhất trong phương án tinh giản chương trình trong điều kiện có thể, bởi phải tính đến tình huống thời gian học trực tiếp còn quá ít. “Mong muốn đặt ra của Bộ là học sinh vẫn hoàn thành chương trình năm học này ở mức tối thiểu. Những phần nội dung còn thiếu hụt sẽ được bổ trợ vào năm học sau”, ông Độ nêu quan điểm.
Những giải pháp về việc học từ xa như thế nào sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 26.3.

Giáo viên đang dạy học trực tuyến

Tiến Đạt

Cơ hội học ngành du lịch công nghệ cao

Du lịch công nghệ cao là xu hướng phát triển mạnh, đang thu hút nhiều người trẻ tham gia trong thời gian gần đây. Vậy, để làm được các công việc này, người trẻ cần có những tố chất nào?
Thông tin này được chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình và sẽ đăng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in.

Dạy trực tuyến sợ nhất là … “mất mạng”

Chắc có lẽ sợ “mất mạng” là sự ám ảnh với cả thầy lẫn trò khi học trực tuyến. Khi mà việc dạy và học trực tuyến đều phụ thuộc vào tốc độ và sự ổn định của đường truyền Internet.
“Thầy ơi, thầy đâu rồi?”, “Thầy ơi, thầy mất mạng rồi sao?”, “Thầy ơi, thầy bị đá ra khỏi hệ thống rồi”, “Ôi, thầy trở lại rồi, thầy hồi sinh rồi kìa!” là những câu nói được nghe rất thường xuyên trong những buổi học sau mỗi lần mạng internet nhà ông thầy bị chập chờn hay tạm thời mất tín hiệu.
Có những ngày, ông thầy say sưa ngồi giảng. Cứ tưởng rằng học trò cũng đang say sưa nghe giảng nhưng nào ngờ, ông thầy đang ngồi nói chuyện một mình trước màn hình máy vi tính vì mạng internet bị mất kết nối lúc nào chẳng hay.
Còn những câu chuyện thú vị khác về việc dạy học trực tuyến sẽ có trong phần tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 26.3
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.