Ngày mới với tin tức sức khỏe: Độ tuổi nào lý tưởng để làm cha?

08/06/2022 00:10 GMT+7

'Từ quan điểm sinh học, Giáo sư Minhas cho biết đàn ông thích hợp nhất để làm cha từ cuối những năm 20 đến đầu những năm 30 tuổi'. Hãy bắt đầu ngày mới 8.6 với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Biết chọn giờ thức giấc mỗi ngày, sẽ có giấc ngủ ngon; 4 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn đang ăn quá nhiều đường; Có nên pha thuốc vào sữa, nước trái cây cho trẻ dễ uống?...

Chuyên gia chỉ ra lứa tuổi đàn ông làm cha tốt nhất

Từ quan điểm sinh học, Giáo sư Minhas cho biết đàn ông thích hợp nhất để làm cha từ 'cuối những năm 20 đến đầu những năm 30 tuổi'.

Giáo sư Suks Minhas, chuyên gia tư vấn về tiết niệu và nam học tại Phòng khám Sinh sản Lister thuộc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe HCA Healthcare (Anh), tiết lộ độ tuổi sinh học "tốt nhất" để một người đàn ông trở thành cha, theo nhật báo Anh Express.

Số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm theo tuổi tác

SHUTTERSTOCK

Trong khi nam giới sản xuất tinh trùng hằng ngày, số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm theo tuổi tác. Từ quan điểm sinh học, Giáo sư Minhas cho biết, đàn ông thích hợp nhất để làm cha từ "cuối những năm 20 đến đầu những năm 30".

Thật vậy, điều này có thể gây sốc cho một số người, đặc biệt là khi nhiều người đã làm bố muộn. Nhưng Giáo sư Minhas khẳng định: Việc làm cha ở độ tuổi 50 trở lên là điều hoàn toàn có khả thi đối với đàn ông. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.6.

Biết chọn giờ thức giấc mỗi ngày, sẽ có giấc ngủ ngon

Người mất ngủ vào ban đêm thường không có sức khỏe dồi dào ở ngày kế tiếp. Cơ thể của họ hay mệt mỏi, ảnh hưởng năng suất làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trưởng khoa Nội B - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), tư vấn: Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau, như: khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường…

Tập thể dục mỗi buổi sáng giúp có được giấc ngủ ngon mỗi buổi tối

CHU NGỌC MINH

Theo bác sĩ Lan, mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục trên 3 lần/tuần và kéo dài trên 1 tháng, bạn không nên chủ quan với việc chỉ ngồi trông chờ sức khỏe tự trở lại bình thường. Nếu vẫn còn tiếp tục mất ngủ như thế thì nên gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp.

“Thực tế, ngoài những người bị mất ngủ nặng vừa nêu, những người bị mất ngủ ngắn hạn vẫn có niềm tin sớm tìm lại được giấc ngủ ngon khi làm đúng các lời khuyên về thường thức y học. Cụ thể là chọn giờ đi ngủ và giờ thức dậy, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, cải thiện môi trường ngủ…”, bác sĩ Lan nói thêm. Những chia sẻ của bác sĩ Lan sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.6.

4 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn đang ăn quá nhiều đường

Nhiều loại thức ăn và đồ uống yêu thích của bạn có thêm đường, và đôi khi nó lén lút đến mức bạn có thể không nhận ra mình đang tiêu thụ calo có đường.

Mặc dù đường được thêm vào với số lượng ít thường vô hại, nhưng việc tiêu thụ nhiều đường thường xuyên có thể góp phần gây ra một số biến chứng về sức khỏe.

"Đường thêm vào làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, do đó sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Tình trạng viêm này là do đường thêm vào kích thích gan sản xuất axit béo tự do. Các axit béo tự do này kích hoạt quá trình viêm trong cơ thể khi nó chiến đấu để ngăn chặn sự sản sinh này. Tình trạng viêm mạn tính như thế này có hại cho cơ thể trong ngắn hạn và dài hạn", Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng tại Balance One Supp Supplement (Mỹ), cho biết.

Nếu điều này đang xảy ra trong cơ thể của bạn, nó có thể bắt đầu gửi tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem một số dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.