Ngày mới với tin tức sức khỏe: Trời nắng nóng, hãy ngừng uống nước kiểu này!

03/07/2021 00:08 GMT+7

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe : Trời nắng nóng, hãy ngừng uống nước kiểu này ngay lập tức; Khó nuốt thức ăn, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm...

"Rượu bia là một trong những thứ đầu tiên cần phải tránh nếu muốn giữ gìn sức khỏe, đặc biệt với người thừa cân, béo phì. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện tác hại khôn lường của rượu bia với người thừa cân, béo phì", hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung liên quan qua bài viết Tác hại khôn lường khi người thừa cân, béo phì uống rượu bia.

Trời nắng nóng, hãy ngừng uống nước kiểu này ngay lập tức

Các chuyên gia cảnh báo không nên để các chai nước uống đóng chai bằng nhựa trong xe hơi trong điều kiện nắng nóng. Nếu bạn để nước lâu ngày trong xe hơi, dưới trời nắng nóng, hãy bỏ đi. Lỗi nhỏ nhặt này có thể hại bạn lúc nào không biết.

Các chuyên gia cảnh báo không nên để các chai nước đóng chai bằng nhựa trong xe hơi nếu trời nắng nóng

Shutterstock

Mặc dù trữ nước để uống, đặc biệt là trong mùa nắng nóng là cần thiết, nhưng việc để chai nước bằng nhựa trong xe trong thời gian dài có thể khiến nước bên trong trở nên nhiễm độc.
Nghiên cứu trước đây đã cảnh báo Antimon và Bisphenol A (BPA) từ chai nhựa có thể ngấm vào nước nếu để ở nhiệt độ 70 độ C trong 4 tuần.
Lượng BPA trong nước tăng lên theo thời gian lên đến mức cao nhất là lúc để được 4 tuần, chuyên gia dinh dưỡng Kelsey Lorencz, chủ của Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Gracious Nourishing (Mỹ), giải thích, "Nếu bạn thấy một chai nước lăn lóc trên sàn xe của bạn đã vài tuần vào mùa hè, tốt nhất là bạn nên vứt vào thùng rác".
Theo một báo cáo năm 2019 được xuất bản bởi Cơ quan đăng ký các chất độc hại và bệnh tật của Bộ Y tế và Dịch vụ Mỹ, Antimon "có nguy cơ là chất gây ung thư". Nội dung tiếp theo của bài viết là các nghiên cứu liên quan đến Antimon và BPA sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.7.

Khó nuốt thức ăn, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm này

Khó nuốt có thể hiểu là nhai và nuốt thức ăn rất lâu, nghẹn trong khi ăn, hoặc thức ăn kẹt trong cổ họng mà không trôi đi.

Đi khám ngay nếu cảm thấy khó nuốt thức ăn hoặc đồ uống

Shutterstock

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo, nên đi khám ngay lập tức nếu gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc đồ uống. Và cần được cấp cứu ngay nếu thức ăn mắc kẹt trong thực quản hơn 15 phút mà không trôi đi, ngay cả khi đã uống nước.
Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư.
Ung thư thực quản. Ung thư thực quản xảy ra khi một khối u ung thư ác tính hình thành trong lớp niêm mạc của thực quản, có thể gây khó nuốt.
Ung thư thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mới bắt đầu, khi khối u còn nhỏ, nhưng nó có thể dẫn đến khó nuốt, ợ chua và giảm cân. Viêm nắp thanh quảnTriệu chứng của khó nuốt; Các bệnh gây khó nuốt là nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.7.

Tác hại khôn lường khi người thừa cân, béo phì uống rượu bia

Rượu bia là một trong những thứ đầu tiên cần phải tránh nếu muốn giữ gìn sức khỏe, đặc biệt với người thừa cân, béo phì. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện tác hại khôn lường của rượu bia với người thừa cân, béo phì.

Uống rượu bia sẽ khiến người thừa cân, béo phì đối mặt nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn rất nhiều so với người bình thường

Shutterstock

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, từ ung thư đến xơ gan. Với người thừa cân và béo phì, rượu bia có thể gây hại cho cơ thể nghiêm trọng hơn người bình thường.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên chuyên san European Journal of Clinical Nutrition, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu được thu thập của hơn 465.000 người trưởng thành. Những người này có độ tuổi từ 40 đến 69.
Theo đó, những người thừa cân, béo phì khi uống rượu bia sẽ có nguy cơ bị bệnh gan cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Cụ thể, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo một người trưởng thành uống không quá 14 đơn vị rượu bia mỗi tuần, tương đương 140 ml rượu hoặc 2,7 lít bia. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung nghiên cứu này! 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.