Vắc xin Covid-19 Sinopharm được chỉ định tiêm như thế nào?

Liên Châu
Liên Châu
09/09/2021 17:22 GMT+7

Tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 của Shinopharm đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Hà Nội lần đầu tiên tiêm vắc xin này cho người dân.

Theo Bộ Y tế, Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vắc xin Covid-19 (đến tháng 6 năm nay), trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp. Vắc xin Sinopharm đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia.

Sinopharm là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất tại Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vắc xin Covid-19.

Vắc xin Covid-19 Sinopharm được chỉ định tiêm như thế nào?

Vắc xin Covid-19 của Sinopharm (Verocell) được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi lọ chứa 1 liều vắc xin, mỗi liều 0,5 ml, tiêm bắp. Thành phần của vắc xin này được bổ sung hydroxit nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Đây là vắc xin Covid-19 đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt.
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C và không để đông băng; hạn sử dụng 2 năm, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
Chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi (mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần).
Theo Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn, gồm: phản ứng ở chỗ tiêm rất phổ biến là đau, không phổ biến: đỏ, sưng, cứng, ngứa.
Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn,  ngứa... Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch).
Do đó, các phản ứng sau tiêm phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là dấu hiệu  cho thấy vắc xin đang hoạt động. Các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin.

Các vắc xin Covid-19 nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng công nghệ gì?

Chưa có dữ liệu về sử dụng vắc xin thay thế

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng vắc xin Covid-19 Sinopharm cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra.
WHO không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin. Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.
Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin không nên tiêm vắc xin. Những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt.  
Theo Bộ Y tế, hiện chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm với vắc xin phòng Covid-19 khác. Do đó khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng Covid-19 và nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác và theo hướng dẫn của nhân viên tiêm chủng.
 
Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm.
Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Covid-19 của Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại virus SARS-CoV-2 không triệu chứng, hiệu quả được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai.
Lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.
(WHO tại Việt Nam)
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.