1. Hàm lượng cao carbohydrate và protein trong quả chôm chôm giúp thúc đẩy năng lượng. Các loại vitamin B trong chôm chôm tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng.
2. Chôm chôm giàu vitamin C, chất chống ô xy hóa cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại các gốc tự do gây hại. Vitamin C giúp tăng hấp thụ chất sắt, từ đó cải thiện chất lượng máu. Các thành phần tạo thành collagen trong vitamin C làm giảm viêm da và củng cố xương, khớp chắc khỏe.
8. Sức khỏe tim mạch cũng được cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng vitamin C cao trong quả chôm chôm. Vitamin C ngăn chặn bệnh khởi phát và loại bỏ các gốc tự do gây hại. Ăn chôm chôm giúp phục hồi các thành mạch máu bị hư hỏng.
9. Cải thiện sức khỏe da đầu và tóc. Đặc tính kháng khuẩn của chôm chôm điều trị được các vấn đề về da đầu như gàu và ngứa. Vitamin C nuôi dưỡng da đầu và tóc, kích thích tóc mọc.
Tương tự, hàm lượng protein trong chôm chôm cải thiện chất lượng tóc.
10. Đối với thai phụ, ăn chôm chôm làm giảm buồn nôn. Hàm lượng chất sắt cao trong quả này giúp giảm mệt mỏi và chóng mặt khi duy trì mức hemoglobin khỏe mạnh. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt có trong hồng cầu mang khí ô xy đi khắp cơ thể. Loại quả này cũng giúp giảm ngứa da. Vitamin E của quả chôm chôm nuôi dưỡng da nên ngăn ngừa nguy cơ da bị ngứa, kích ứng.
Lượng calo trong 100 gr chôm chôm là 82 kcal. Một 100 gr chôm chôm cung cấp 0,35 miligram chất sắt, 0,43 milligram mangan, 0,08 miligram kẽm, 8 microgram folate, 21 gr carbohydrate, 0,9 gr chất xơ…
Đây còn là nguồn phong phú chất sắt, mangan, kẽm, folate, riboflavin, thiamin và vitamin B6…
Bình luận