Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị tê cóng quá mức mà mọi người cần biết:
1. Da bị đỏ hoặc đau
Những vị trí thường xảy ra tê cóng nhất là ngón tay, ngón chân, má, mũi, tai và càm. Do đó, khi đi ra ngoài vào trời lạnh, muốn biết cơ thể có đang ở trạng thái tê cóng quá mức hay không thì mọi người cần chú ý những vị trí này, theo Reader’s Digest.
Nếu da ở những vị trí đó chuyển sang màu đỏ và đau thì đó là dấu hiệu cảnh báo không được bỏ qua. Một biểu hiện khác là da rất lạnh khi chạm vào. Lúc đó, mọi người cần phải tìm nơi trú ấm ngay.
2. Cảm giác như kim chích
Nếu chúng ta không kịp giữ ấm cơ thể khi bị lạnh cóng thì vùng da bị đỏ do lạnh sẽ có cảm giác ngứa, rát bỏng như bị kim chích.
3. Da khô cứng như sáp
Tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ thấp sẽ khiến da bị khô cứng. Đây là triệu chứng cho thấy tình trạng lạnh cóng đã gây tổn thương mô. Khi đó, bề mặt da sẽ trông bóng như sáp. Người mắc phải nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được điều trị để tránh những tổn thương lâu dài trên da.
Nếu không được giữ ấm kịp thời, vùng da bị lạnh cóng sẽ chuyển biến nặng, khiến các mô bị chết dần vì quá lạnh.
|
1. Ngăn ngừa lạnh cóng
Để tránh tình trạng tê cóng, mọi người cần mặc áo dày, nhiều lớp trước khi ra ngoài. Ngoài ra, bàn tay, bàn chân đều phải mang vớ. Nếu trời quá lạnh thì phải mang găng tay cách nhiệt, nón giữ ấm và bịt tai.
2. Làm ấm đúng cách
Ngay khi phát hiện dấu liệu đau rát do tê cóng thì phải đến nơi ấm áp ngay lập tức. Sau đó, ngâm vùng da bị tê cóng trong nước ấm hoặc trùm lại bằng khăn ấm trong 30 phút.
3. Uống đủ nước
Mất nước cũng khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng tê cóng. Do đó, khi ra ngoài trời lạnh, mọi người cần uống đủ nước, đặc biệt tránh uống rượu bia vì đây là thức uống lợi tiểu, sẽ rút nước ra khỏi cơ thể.
4. Vận động
Nếu phải ở ngoài trời lạnh trong thời gian dài thì đừng ngồi yên một chỗ quá lâu mà hãy tranh thủ vận động. Những động tác như đi lại, xoay cánh tay sẽ giúp máu lưu thông và làm ấm cơ thể, theo Reader's Digest.
Bình luận (0)