5 bí quyết để 'giữ chân' nhân viên

09/07/2015 09:19 GMT+7

(TNO) Tuyển nhân viên là một chuyện, nhưng làm sao 'giữ chân' được những tài năng trẻ cống hiến cho công ty là cả một nghệ thuật. Và người lãnh đạo, chẳng khác nào một nghệ sĩ phải khéo léo gầy dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên của mình.

(TNO) Tuyển nhân viên là một chuyện, nhưng làm sao “giữ chân” được những tài năng trẻ cống hiến cho công ty là cả một nghệ thuật. Và người lãnh đạo, chẳng khác nào một nghệ sĩ, phải khéo léo gầy dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên của mình, theo Fortune.

Bí quyết để sếp “giữ chân” nhân viên - Ảnh minh họa Reuters
1. Quan tâm nhân viên
Đầu tư thời gian và sự quan tâm cho nhân viên của bạn, nói chuyện, lắng nghe và cởi mở với họ. Không nên tổ chức quá nhiều các buổi tiệc trang trọng, thay vào đó, bạn nên có những buổi gặp gỡ thân mật ngoài chỗ làm, ví dụ một cuộc hẹn cà phê.
Quan trọng, hãy luôn ghi nhớ rằng một mối quan hệ chất lượng đến từ sự chân thành, nói chuyện cởi mở và tự nhiên.
2. Tin tưởng
COO - giám đốc tác nghiệp Continuum Milan, bà Carmencita Bua, cho biết trăn trở của bà khi nhận chức giám đốc ở đây là làm sao quản lý một nhóm nhân viên sáng tạo.
"Thay vì quản lý họ như những người lãnh đạo thông thường, tôi biến mình trở thành một “người sếp cầu thị”, nghĩa là học trong quá trình quản lý" - bà nói.
Theo bà, người lãnh đạo cầu thị không tạo ra một công ty theo sở thích của các cổ đông, mà chú trọng vào niềm đam mê cũng như tin tưởng những giá trị trong các sản phẩm mà người nhân viên cống hiến.
Phải tin tưởng những giá trị mà nhân viên cống hiến - Ảnh minh họa: Reuters
3. Hào phóng và trân trọng
Trong những thời điểm khó khăn như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lãnh đạo công ty không thể bắt nhân viên làm tăng cường, cống hiến hết mình mà không nhận được phần thưởng xứng đáng.
Hãy cho nhân viên biết công ty luôn trân trọng mọi sự cống hiến, khiến họ có thêm niềm tin và lý do để trụ lại công ty.
4. Chia sẻ kinh nghiệm
Tổ chức một chương trình giao lưu và học hỏi định kỳ giữa những nhân viên kỳ cựu và các nhân viên mới. Một mặt giúp họ xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp; mặt khác, đây là môi trường để những thế hệ khác nhau trong công ty có thể trao đổi kinh nghiệm và xây dựng tinh thần hợp tác giữa các văn phòng, bộ phận trong công ty.
5. Sẵn sàng để họ ra đi
Thông thường, những ông chủ có tư tưởng “bảo hộ” tài nguyên con người cho công ty, họ không muốn để nhân viên ra đi, đặc biệt là những người tài năng và được việc.
Nhưng một ông chủ tốt luôn có tầm nhìn sâu rộng, điển hình là câu chuyện của giám đốc chiến lược và phát triển của Skillsoft, ông John Ambrose. Ông kể lại, cách đây 15 năm, ông thuê một quản đốc, tên là Peg và cô nhân viên làm việc rất tốt.
Một ngày, ông nghe công ty đang cần một người quản lý bên một bộ phận khác. Không ngần ngại, ông động viên Peg nộp đơn ứng tuyển vì tin chắc tài năng của cô sẽ được tỏa sáng. Cuối cùng, Peg được nhận việc mới và nữ quản đốc ngày nào đang đứng đầu một dự án marketing toàn cầu, có quy mô lớn gấp 10 lần nhóm nhân viên cô đã từng quản lý ngày xưa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.