Theo thông tin từ phía hải quan, dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 có số thuế nhập khẩu phải nộp hơn 112 tỉ đồng; thuế giá trị gia tăng là hơn 11,2 tỉ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 28,3 tỉ đồng và số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 12,3 tỉ đồng.
Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 3 có số thuế nhập khẩu phải nộp là hơn 10 tỉ đồng; thuế giá trị gia tăng hơn 1 tỉ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 2 tỉ đồng và số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 1,1 tỉ đồng.
Nhà máy Điện mặt trời TTC số 2 có số thuế nhập khẩu phải nộp hơn 1,16 tỉ đồng; thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác khoảng 500 triệu đồng. Nhà máy Điện mặt trời HCG Tây Ninh có số thuế nhập khẩu phải nộp là hơn 10,4 tỉ đồng; thuế giá trị gia tăng là hơn 1 tỉ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 2,4 tỉ đồng, số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 1,146 tỉ đồng.
Ngoài 4 dự án trên, Khu năng lượng Hoàng Thái Gia cũng nằm trong danh sách bị truy thu thuế. Dự án này có số thuế nhập khẩu phải nộp là hơn 10,4 tỉ đồng; thuế giá trị gia tăng là hơn 1 tỉ đồng. Số tiền phạt chậm nộp là hơn 2,4 tỉ đồng. Số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 1,146 tỉ đồng.
5 dự án điện mặt trời bị phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính liên quan đến các tờ khai phát sinh trong giai đoạn từ ngày 1.6.2017 đến 30.6.2019.
Đáng chú ý, Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3 lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại Tây Ninh, nằm ở phần bán ngập nước hồ Dầu Tiếng với công suất 600 MWp. Sản lượng điện dự kiến là 1,56 tỉ kWh/năm. Sản lượng này bằng khoảng 1/5 Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình - PEC là đơn vị tư vấn cho dự án cùng các đối tác Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh, Tập đoàn PowerChina Huadong, Tập đoàn B.Grimm Power, Tập đoàn Xuân Cầu.
Bình luận (0)