Tham dự buổi trao đổi với công bố thông tin của doanh nghiệp sáng nay 4.4, ông Dũng cho biết, việc thực hành công bố thông tin có rất nhiều vấn đề. Nhìn góc độ tích cực 5 năm qua, số doanh nghiệp vi phạm công bố đã giảm hơn.
Nhưng ở khía cạnh khác chưa được tốt, số doanh nghiệp vi phạm chế độ công bố thông tin còn nhiều. Năm 2018, Uỷ ban chứng khoán ban hành gần 400 quyết định xử phạt, hơn 50% xử phạt về công bố thông tin.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán chất lượng quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nếu so sánh trong ASEAN 6 đang đức ở mức thấp nhất.
|
Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc, cho biết Việt Nam nằm trong tốp 12 nước trên thế giới đi theo con đường riêng, không theo chuẩn mực nào khiến doanh nghiệp niêm yết gặp khó khăn trong công bố tài chính.
Thị trường chứng khoán Mỹ, hàng năm trung bình 300 trường hợp bị Uỷ ban chứng khoán Mỹ yêu cầu phải trình bày lại báo cáo tài chính, còn ở Việt Nam, chưa thấy có trường hợp nào như thế, bởi thực tế rất khó để cơ quan quản lý để chủ thể khác tham gia thị trường giám sát chất lượng công bố thông tin.
Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, lý giải do tính tuân thủ, tự giác của doanh nghiệp Việt Nam so với mặt bằng chung chưa cao. Lập báo cáo vì theo quy định, thay vì hiểu thấu đáo và có trách nhiệm đối với nhà đầu tư họ cần biết gì.
“Trách nhiệm của công ty được uỷ thác sử dụng nguồn vốn, nguồn lực đó phải báo cáo như thế nào. Trong khi đó, các quy định có thể chặt chẽ, song nói chung dù chặt chẽ đến mấy vẫn có lỗ hổng. Điều đó đòi hỏi giám sát phải chặt chẽ hơn”, ông Cường nói.
Bình luận (0)