Ngày 27.6, Trường ĐH An Giang phối hợp cùng Sở NN-PTNT An Giang tổ chức hội thảo khoa học “Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thay đổi lũ và phù sa ở ĐBSCL” với sự tham dự của các nhà khoa học thuộc các viện, trường của TP.Cần Thơ và TP.HCM.
tin liên quan
Hạn hán, xâm nhập mặn: Vất vả tìm nguồn nước ngọt cho dânHạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng gay gắt và việc cấp nước ngọt, hợp vệ sinh cho sinh hoạt của người dân đang là nhiệm vụ không dễ dàng.
Theo phân tích của các nhà khoa học, vào mùa mưa lũ lượng nước về châu thổ chiếm hơn 80% tổng lượng nước/năm nhưng canh tác lại sử dụng nước tập trung vào mùa khô, khi tổng lượng còn lại sẽ thường thấp nên nguồn nước cấp về lâu dài thực sự là mối lo.
Từ nay đến năm 2030, diện tích chịu ảnh hưởng hạn hán ở ĐBSCL chiếm 550.000 ha, trong đó bán đảo Cà Mau khoảng 220.000 ha.
Theo TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước và phù sa sông Mê Kông. Các số liệu cho thấy, ở các tháng đỉnh lũ của tháng 9 và 10, tổng lượng chất lơ lửng vào ĐBSCL là 24,3 triệu tấn/năm, trong đó 89% qua Tân Châu (sông Tiền) và 11% qua Châu Đốc (sông Hậu), trong 20 năm qua, tổng lượng lơ lửng đã giảm khoảng 46% (trung bình 2,3%/năm).
Vì thế một nguy cơ diễn ra cần theo dõi như giảm sút nguồn bồi lắng phù sa cộng thêm các yếu tố khác như nước biển dâng, khai thác nước ngầm quá mức, đô thị hóa sẽ làm gia tăng lún sụt tự nhiên ở vùng ĐBSCL.
Bình luận (0)