Tiến sĩ - bác sĩ Joel Fuhrman, tác giả của cuốn sách “The End of Diabetes” (Cái kết của bệnh tiểu đường), hướng dẫn 6 cách nhận biết lượng đường huyết cao để điều chỉnh kịp thời giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường, theo womanshealth.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu báo hiệu rằng lượng đường huyết có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Tiến sĩ Joel Fuhrman -bác sĩ trên chuyên trang sức khỏe womenshealth giải thích rằng khi có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận sẽ cố gắng đẩy chúng ra ngoài qua nước tiểu. Kết quả là, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả vào giữa đêm. Vì bạn mất quá nhiều chất lỏng, có thể bạn sẽ cảm thấy khát và miệng cũng sẽ khô.
tin liên quan
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị bệnh tim, đột quỵBệnh tim và đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn
thế giới. Các cơn đau tim thường là kết quả của việc cung cấp máu không
đủ cho tim hoặc có thể do tắc nghẽn động mạch vành.
Khát nước thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên hơn có nghĩa là cơ thể đang thoát nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, tiến sĩ Furhman nói. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy khát và khô miệng
Mệt mỏi thường xuyên
Mệt mỏi là hậu quả của mất nước. Elizabeth Halprin, giám đốc lâm sàng của bệnh tiểu đường ở Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston (Mỹ), cho biết: "Nếu bạn đang đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên".
Nhìn mờ
Điểm vàng là một ống kính nhỏ ở trung tâm trong mắt. Khi lượng đường huyết quá cao, chất lỏng có thể xâm nhập vào ống kính và làm cho nó sưng lên khiến bạn bị mờ mắt, tiến sĩ Fuhrman nói.
tin liên quan
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị cholesterol caoCholesterol cao có thể gây tắc nghẽn các mạch máu ở tim. Không chỉ dừng lại ở đó, cholesterol cao cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chân, gây ra bệnh động mạch ngoại biên hay còn gọi là PAD.
Chảy máu nướu răng
Khi lượng đường huyết tăng làm cho miệng bạn trở nên thân thiện hơn đối với vi khuẩn và làm giảm các đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên trong miệng, khiến nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn.
Da xấu
Bác sĩ Fuhrman giải thích rằng lượng đường huyết quá cao có thể làm hỏng mạch máu tạo mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da - đặc biệt là ở vùng dưới chân. Các mảng này thường ngứa, và thậm chí có thể đau.
Bạn cũng có thể nhận thấy các mảng màu tối ở nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hoặc cổ. Đường huyết quá cao có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường khiến các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, dẫn đến các đốm tối. Chúng có thể sẽ không đau nhưng có thể ngứa hoặc thậm chí có mùi.
tin liên quan
Vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắnBéo phì là một đóng góp cho nguy cơ ung thư, theo một nghiên cứu mới của Đại học tiểu bang Michigan (Mỹ).
Bình luận (0)