Đây là những cách được tờ The Huffington Post tổng hợp từ ý kiến của các chuyên gia tâm lý học uy tín ở Mỹ.
1. Hãy chấp nhận lo lắng là điều bình thường
Chúng ta cần thừa nhận lo lắng là điều bình thường và có tiếp tục lo lắng đi nữa thì mọi chuyện cũng không khá hơn. “Việc chấp nhận lo lắng là điều bình thường sẽ giúp chúng ta tránh xa những suy nghĩ vô ích”, tiến sĩ Steven Tsao, nhà đồng sáng lập Trung tâm điều trị lo lắng và các vấn đề hành vi ở bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết.
tin liên quan
Nhiều phụ nữ thích đàn ông 'xăm mình nghệ thuật'Nghiên cứu mới cho thấy đa số phụ nữ bị mê hoặc bởi đàn ông có hình xăm.
2. Tránh xa internet trước khi ngủ
Việc kiểm tra email, lướt mạng xã hội liên tục có thể khiến căng thẳng, lo lắng thêm nghiêm trọng. Hiện tượng này đặc biệt có ảnh hưởng hơn vào ban đêm.
Do đó, mọi người nên tắt điện thoại khoảng 1 tiếng trước khi ngủ. Cách tốt nhất là đọc sách và nên đọc sách giấy, đừng đọc sách điện tử, tiến sĩ Larry Rosen, giáo sư danh dự tại Đại học Yale (Mỹ), chia sẻ.
3. Giữ thói quen sống lành mạnh
Việc thiếu các thói quen sống lành mạnh như ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tập luyện thể thao có thể là nguyên nhân gây lo lắng, căng thẳng. Do đó, tiến sĩ Tsao khuyên rằng nếu đang cảm thấy lo lắng thì bạn hãy kiểm tra lại thói quen sống của mình.
tin liên quan
Ba loại ung thư cần tầm soát để phát hiện sớm, có thể chữa khỏiUng thư ngày nay đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Tuy nhiên, có những loại ung thư có thể được phát hiện sớm qua khám tầm soát định kỳ, giúp điều trị khỏi bệnh.
4. Hãy hát lên
Khi bạn thức giấc nửa đêm và không thể ngủ lại vì những suy nghĩ lo lắng, lúc đó hãy tự ngân nga một bài hát hát yêu thích. Các nghiên cứu cho thấy ca hát giúp cơ thể kích thích các chất hóa học làm giảm căng thẳng, lo lắng, theo The Huffington Post.
5. Hít thở sâu
Khi cảm thấy lo lắng, bạn hãy thử ngồi thiền định một mình. Nếu bạn không thể thiền định thì có thể áp dụng cách đơn giản là hãy hít thở đều và tập trung vào hơi thở, đừng để ý đến những thứ đang khiến mình lo lắng, The Huffington Post dẫn ý kiến từ ông Franklin Schneier, giám đốc Phòng khám rối loạn lo âu thuộc Viện tâm thần bang New York (Mỹ).
6. Tìm đến các chuyên gia trị liệu tâm lý
Nếu trạng thái lo lắng, căng thẳng tiếp tục kéo dài khiến bản thân cảm thấy khó chịu thì hãy tìm đến các chuyên gia trị liệu tâm lý. Đây là cách cần thiết giúp sớm lấy lại thăng bằng và khiến tình trạng lo lắng không trầm trọng hơn.
tin liên quan
3 dự án bệnh viện tính sai chi phí hơn trăm tỉ đồngThanh tra Bộ Xây dựng đã công bố Kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng của Sở Y tế TP.HCM tại ba dự án bệnh viện, có chi phí tính sai hơn trăm tỉ đồng.
Bình luận (0)