1. Hai phiên bản của Kẻ hủy diệt từng khiến khán giả thất vọng
Trở lại thời điểm series Tomb Raider ra mắt công chúng. Mặc dù nổi tiếng là trò chơi điện tử được yêu thích nhất thế giới, tuy nhiên, khi tác phẩm ra mắt không tránh khỏi sự hụt hẫng. Lara Croft: Tomb Raider - The Cradle of Life (2003) được đánh giá là một màn trình diễn nghèo nàn tại phòng vé khiến khán giả quay lưng với thương hiệu đình đám này. Sự kiện này cũng đánh mất lòng tin của người xem đến 15 năm sau, thời điểm Tomb Raider 2018 ra mắt do Alicia Vikander thủ vai chính. Thực tế, không ít tác phẩm rơi vào trường hợp này dù đã cố gắng tái khởi động nhiều lần như: Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows, Addams Family Values, Ouija: Origins of Evil…
Tất nhiên, Terminator: Dark Fate được giới phê bình đánh giá tích cực hiện tại. Tuy nhiên, chính 2 phiên bản trước đó Terminator: Salvation và Terminator: Genisys đã trở thành mối lo ngại cho khán giả ra rạp. Hai tác phẩm trên cũng không đạt hiệu quả về mặt doanh thu. Terminator: Salvation kiếm được 371 triệu USD trong khi ngân sách là 200 triệu USD. Terminator: Genisys thu về một khoản khá ổn nhưng vẫn chưa bùng nổ với 441 triệu USD với kinh phí sản xuất 155 triệu USD.
2. Khán giả cần nhiều hơn một siêu người máy Rev9
Hãng Fox đã ra mắt Terminator: Dark Fate trước tuần đầu tại 12 nơi ở nước ngoài để các nhà phê bình thưởng thức. Sau khi xem xét, bộ phim được đánh giá tích cực và triển khai phát hành toàn cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là góc nhìn của những chuyên gia. Khán giả luôn có quan điểm của họ và sở thích độc lập với giới phê bình.
Các phần trước trong loạt phim Terminator xoay quanh trí tuệ nhân tạo gây ra mối đe dọa lớn cho tương lai của loài người. Do đó, hình ảnh những cỗ máy thông minh nhưng vô cùng nguy hiểm ra mắt từ năm 1870 đã trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, đến tác phẩm Kẻ hủy diệt: Vận mệnh đen tối lại nhấn mạnh sự khác biệt về mặt sinh lý giữa con người và máy móc trong các cuộc chiến sống còn. Chính điều này đã làm giảm sự hứng thú của người xem về viễn tưởng hoành tráng ở thế giới tương lai khao khát thống trị trái đất. Mặc dù Rev9 được cải tiến và trang bị loạt kỹ năng đáng gờm nhưng suốt mạch phim, tác phẩm vẫn chưa thể phản ánh được quy mô của câu chuyện mà Terminator 3: Rise of the Machines đã làm rất tốt trước đó.
|
3. Thị trường Trung Quốc không phải màu hồng
Bộ phim Warcraft: The Beginning kiếm được 219 triệu USD vào năm 2016 tại Trung Quốc, nhưng nó thực chất chỉ kiếm được 90 triệu USD trong 48 giờ đầu tiên. X-Men: Apocalypse cũng rơi vào ảo tưởng khi kiếm được 121 triệu USD tại Trung Quốc và phía nhà sản xuất nhanh chóng dồn kinh phí vào sản xuất Dark Phoenix như một vụ cá cược về mặt doanh thu. Tuy nhiên, khi tác phẩm ra đời, bộ phim cuối cùng của X-Men chỉ mang về vỏn vẹn 65 triệu USD tại thị trường béo bở này. Thị hiếu khán giả Trung Quốc luôn thay đổi bất chợt và tạo ra nhiều cảnh báo, tuy nhiên, những nhà đầu tư vẫn bị thu hút bởi thị trường này.
Kẻ hủy diệt: Genisys từng bùng nổ với 113 triệu USD toàn cầu, trong đó doanh thu tại quốc gia đông dân nhất thế giới này chiếm phần đáng kể. Tuy nhiên, kết quả gần đây được ghi nhận từ đơn vị sản xuất, Terminator: Dark Fate chỉ mở màn với 29 triệu USD tại đây.
4. Arnold Schwarzenegger (thủ vai Cral/T-800) không còn là siêu sao
Kể từ năm 1999, Arnold Schwarzenegger đã phải chật vật với doanh thu trong tác phẩm End of Days. Đến Terminator: Dark Fate, đây là chặng đường đánh dấu sự trở lại với thương hiệu quen thuộc của nam diễn viên sau 20 năm. Trước đó, người hâm mộ vốn quen mặt ông trong series Kẻ hủy diệt cũng như các phân cảnh trong Batman & Robin. Đáng chú ý, ngoại trừ Terminator 3 (433 triệu USD trên ngân sách 170 triệu USD năm 2003) và Expendables 2 (314 triệu USD cho ngân sách 100 triệu USD vào năm 2012) thì các tác phẩm còn lại của nam diễn viên đều gây thất vọng.
Trong đó, nhiều bộ phim Arnold Schwarzenegger tham gia khiến người xem hụt hẫng gồm: The Sixth Day, Collateral Damage, The Last Stand, Escape Plan, Sabotage, Expendables 3, Terminator: Genisys… Như nhiều ngôi sao của thập niên 80 và 90, Arnold Schwarzenegger đã cố gắng để trở lại thời hoàng kim nhưng giấc mơ và hiện thực thì luôn rất khác nhau.
|
5. Áp dụng công thức The Force Awakens không hiệu quả vì Terminator không phải là Star Wars
Hãng Lucasfilm thu hút đông đảo khán giả khi cho ra đời một bộ ba Star Wars với sự tham gia của Daisy Ridley, John Boyega và Oscar Isaac. Từ đây, một trong những tập của Chiến tranh giữa các vì sao trở nên nổi tiếng và mang về doanh thu khổng lồ: Star Wars: Episode VII - The Force Awakens. Tác phẩm này đã mang về 2,068 tỉ USD doanh thu trên toàn cầu.
Công thức thành công của bộ phim đến từ việc chi ngân sách khủng cho một bộ phim khoa học viễn tưởng, phong cách điện ảnh vẫn còn mới mẻ với khán giả trong nhiều năm trước. Song, việc kết hợp một nhóm diễn viên trẻ cùng các ngôi sao nhượng quyền đình đám đã thu hút người xem vì sự tò mò. Tuy nhiên, điều này không hoạt động hiệu quả với Terminator phần 6.
6. Khán giả không quan tâm đến nhượng quyền Terminator
Việc thua lỗ trên phòng vé của Terminator: Dark Fate có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân đáng quan tâm nhất là khán giả không thực sự quan tâm đến thương hiệu Kẻ hủy diệt. Sở dĩ thương hiệu này ăn khách vì ban đầu chúng được tạo ra gắn mác phim kinh dị khoa học viễn tưởng với quy mô nhỏ.
Trong chuỗi series, phần Terminator: Rise of the Machines được đánh giá tốt nhất nhưng chính hai phần Salvation và Genisys đã hủy hoại hoàn toàn niềm tin người hâm mộ. Cùng thời điểm sự thất bại của Kẻ hủy diệt, hàng loạt bộ phim cùng thể loại không ngừng ra đời, thậm chí có chất lượng vượt ngoài sức mong đợi. Điều đó dần trở thành cái bóng lớn khiến dòng phim về người máy này dần lu mờ và rơi vào kết cục hiện tại…
Bình luận (0)