Theo bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm trên sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao chẳng hạn như nhiễm salmonella, staphylococcus...
Bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Ngoài môi trường không khí bình thường, quá trình biến đổi các chất trong thực phẩm diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, tủ lạnh là 1 thiết bị hữu hiệu và cần thiết giúp các gia đình bảo quản thực phẩm.
1. Rửa tay sạch trước khi sơ chế, chế biến thực phẩm
Thực tế cho thấy tay bẩn là một trong những cách phổ biến nhất khiến thực phẩm bị ô nhiễm. Cho nên, ngoài việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm thì cần phải chắc chắn rửa tay sạch trước khi sờ hoặc chạm vào thực phẩm. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch giúp thực phẩm an toàn hơn.
Trong quá trình chế biến, hãy nhớ rửa tay sạch sau khi bạn chạm vào thực phẩm sống rồi mới chạm vào thực phẩm đã được làm chín, để tránh nhiễm khuẩn chéo
2. Rửa sạch các dụng cụ nấu ăn, bát đĩa giữa các lần sử dụng
Rửa sạch các dụng cụ nấu ăn, bát đĩa giữa các lần sử dụng giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
Không nên để thịt sống tiếp xúc với các thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm đã nấu chín. Bởi vì, vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể nhiễm sang thực phẩm chín. Khi sử dụng các thực phẩm này có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
Nên sử dụng hai loại thớt riêng biệt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Hơn nữa, nên hạn chế sử dụng thớt gỗ vì đối với những loại thớt này ngay cả khi được làm sạch hoàn toàn thì chúng vẫn là môi trường tốt cho vi sinh vật trú ngụ và phát triển.
3. Trái cây và rau quả cần được rửa sạch
Thịt , cá và các sản phẩm từ động vật không phải là những thực phẩm duy nhất có thể chứa vi khuẩn. Trái cây và rau củ quả tươi cũng có thể có nhiều vi khuẩn gây hại. Cho nên cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng.
4. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh
Lưu trữ thực phẩm dễ hỏng trong ngăn mát của tủ lạnh để có thể bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Nếu có thịt sống và thịt gia cầm thì cần tách biệt chúng với các loại thực phẩm khác bằng cách cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa kín và cũng giữ lạnh để chúng không bị hư hỏng trước khi chế biến.
Để thực phẩm ở ngăn mát của tủ lạnh giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn. Không nên ăn thịt đã nấu chín hoặc sản phẩm từ sữa sau khi đã bỏ ra khỏi tủ lạnh hơn 2 giờ.
5. Giữ an toàn với những thực phẩm còn thừa
Những thực phẩm đã được chế biến và còn thừa lại sau bữa ăn thì không nên để ngoài quá 2 giờ. Nó có thể bị nhiễm khuẩn và làm biến đổi thực phẩm gây ngộ độc khi sử dụng lại. Thay vào đó, hãy bỏ những thực phẩm còn thừa này vào từng hộp và giữ chúng ở trong tủ lạnh hoặc có thể đông lạnh nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản hơn.
6. Nếu nghi ngờ thực phẩm đã bị hỏng hoặc bị thay đổi tính chất, hãy bỏ chúng đi
Nếu bạn nghĩ rằng, thực phẩm mà bạn đang chuẩn bị sử dụng có thể đã bị ô nhiễm bạn hãy loại bỏ chúng đi. Điều quan trọng là bạn nên đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu.
Bình luận (0)