7 điều cần có đối với những người hằng ngày chịu áp lực cao

Ngọc Lam
Ngọc Lam
23/04/2018 09:01 GMT+7

Lo lắng là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều người trong cuộc sống hiện đại.

Thông thường, lo lắng hay chịu áp lực cao tạo nên căn bệnh trầm cảm được điều trị bằng liệu pháp và đôi khi dùng thuốc. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc nên và không nên ăn một số loại thực phẩm và thói quen ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số "chiến lược sức khỏe" mà những người thường xuyên có nhiều áp lực nên xem xét để bảo vệ sức khỏe chính mình, theo Medicaldaily.
Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít magiê gây ra lo lắng ở chuột. Nó cũng đã được ghi nhận để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, đau nửa đầu và trước chu kỳ kinh nguyệt.
Để ngăn ngừa thiếu hụt magiê, nên bổ sung rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Các nguồn khác bao gồm hạnh nhân, lúa mì, bơ, quinoa và đậu đen.
Sô cô la đen
Sô cô la đen có chứa chất chống ô xy hóa có thể cải thiện chức năng não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm tăng đáng kể nồng độ serotonin và giảm mức độ hoóc môn căng thẳng. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn ăn không quá nhiều vì sô cô la chứa nhiều calo và nên được dùng tốt nhất với số lượng nhỏ.
Không bao giờ bỏ bữa
Khi nói đến thực phẩm, thiết lập một lịch trình và áp dụng nó theo chặng đường dài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị trầm cảm và lo âu. Thời gian để ăn bị trì hoãn hoặc bỏ lỡ bữa sáng có thể dẫn đến mức đường huyết không ổn định, có thể gây ra cảm giác lo lắng, bao gồm run rẩy, chóng mặt, lú lẫn và khó nói, theo Body and Health.
Uống nước suốt cả ngày
Mất nước không những gây lo âu, mà còn làm trầm trọng thêm chứng lo âu. Ngoài việc giúp bạn tươi mát, uống nước là rất cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ, chức năng cơ thể, và mức năng lượng. Các báo cáo cho thấy nhiều người không uống đủ nước mỗi ngày.
Rượu là bạn xấu cho cơ thể khi dùng lâu dài
Rượu có thể làm giảm cảm giác tự ý thức và gây ra sự tự phát. Uống quá nhiều, uống nhiều lần, và lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến chức năng não trong thời gian dài và tăng tính nhạy cảm với các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng.
Những người uống rượu lâu dài có thể dễ mắc phải chứng rối loạn lo âu, theo Healthline.
Nói không với thức ăn nhanh càng nhiều càng tốt
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy ăn thức ăn nhanh làm tăng đáng kể cảm giác đau khổ tâm thần cho người dưới 30 tuổi. Thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và a xít béo Omega-6. Khi tiêu thụ thường xuyên, chúng có thể gây viêm liên quan đến lo âu.
Đừng phụ thuộc vào đường hoặc caffeine
Nghiên cứu từ Trường Y Yale (Mỹ) cho thấy trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi quá nhiều đường, trong đó bao gồm lo lắng, khó tập trung và cáu kỉnh. Caffeine, đặc biệt là khi tiêu thụ dưới dạng thức uống năng lượng, góp phần vào các yếu tố nguy cơ liên quan đến lo âu. Lượng ăn/uống vào càng cao có thể làm gián đoạn giấc ngủ và làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.