Chất ngọt nhân tạo
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2014 cho thấy việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, có trong nước ngọt dành cho người ăn kiêng và thường được thêm vào cà phê và trà, thực sự dẫn đến dung nạp glucose và tăng nồng độ đường huyết và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thực phẩm giàu chất béo
Khi nói đến bệnh tiểu đường loại 2, carbohydrate không phải là thành phần duy nhất mà những người có bệnh cần phải theo dõi, mà thực phẩm béo cũng đóng vai trò quan trọng. Thực phẩm giàu chất béo không trực tiếp làm tăng lượng đường huyết, nhưng chúng có thể gây kháng insulin vì mất nhiều thời gian để tiêu hóa, vốn là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
tin liên quan
Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị đường huyết caoNếu không chú ý chế độ ăn uống và mặc cho lượng đường huyết cao trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bỏ ăn sáng
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày - và điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 2, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel) theo dõi lượng thức ăn của 22 người bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường huyết tương ứng của họ trong hai ngày. Nghiên cứu cho thấy vào ngày họ bỏ ăn sáng, chức năng của tế bào beta tuyến tụy sản xuất ra insulin, đã bị ảnh hưởng tiêu cực.
Hành kinh
Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng tâm trạng và thói quen ăn uống của phụ nữ và cả lượng đường huyết của họ. Biến động nồng độ hoóc môn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây kháng insulin tạm thời, nó sẽ gây ra lượng đường huyết tăng.
tin liên quan
Cách ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đườngCác bệnh nhân tiểu đường thường ăn uống rất kiêng khem để tránh nguy cơ chỉ số đường huyết leo thang. Những trái cây sau bệnh nhân tiểu đường có thể ăn, theo trang Indiatimes dẫn lời bác sĩ Ấn Độ Anand Moses.
Không hoạt động thể chất
Tập thể dục là quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh hoặc giảm cân, cũng như làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy cảm insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ glucose từ máu và sử dụng nó cho năng lượng. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ - ADA, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường huyết trong 24 giờ hoặc nhiều hơn.
Ngược lại, không hoạt động có thể gây ra lượng đường huyết tăng đột biến. Nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Y học & Khoa học trong Thể thao & Tập thể dục cho thấy nồng độ đường huyết tăng lên rõ rệt chỉ sau 3 ngày giảm hoạt động thể chất.
Căng thẳng
Căng thẳng làm tăng cortisol, hoóc môn này tăng lên làm tăng độ nhạy cảm insulin nên làm tăng đường huyết. Vì vậy, cần tránh căng thẳng. Mỗi lần căng thẳng, hãy dành 5 phút đi bộ hoặc 10 phút hít hơi thở sâu để làm chậm hơi thở làm giảm lượng đường huyết.
tin liên quan
5 cách giúp kiểm soát tốt đường huyếtKhi bị tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường huyết của bạn. Vì nếu không đạt được cân bằng đường huyết, nguy cơ
biến chứng từ bệnh tiểu đường tăng lên, theo everydayhealth.
Ngủ kém
Đã có nhiều cuộc điều tra về mối liên quan giữa các vấn đề giấc ngủ và sức khỏe. Theo Viện y học giấc ngủ quốc gia (NSF), ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến đột biến lượng đường huyết. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia chỉ ngủ 4 giờ một đêm trong 6 đêm giảm đáng kể trong dung nạp glucose.
NSF cho biết giấc ngủ sâu giúp giảm cortisol và hoạt động của hệ thần kinh nên giúp điều hòa lượng đường huyết.
Sức khỏe răng miệng kém
Bệnh nướu răng từ lâu đã được công nhận là một biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2. Và các nhà nghiên cứu thấy rằng nướu không lành mạnh có thể làm tăng lượng đường huyết. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, vi trùng từ nướu bị nhiễm bệnh có thể vào máu, làm tăng lượng đường huyết.
Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo người bị bệnh tiểu đường loại 2 chăm sóc thêm sức khỏe răng miệng như chải răng hai lần một ngày và khám nha thường xuyên.
tin liên quan
Ăn gì ngừa gan nhiễm mỡ?Bạn đã từng bị đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và chán ăn khá thường xuyên? Đó có thể là triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bình luận (0)