9 thói quen cứ tưởng là đúng lại gây nguy hiểm khó ngờ

Thiên Lan
Thiên Lan
25/05/2020 00:09 GMT+7

Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam, hút nọc độc khi bị rắn cắn, đánh răng ngay sau khi ăn... Có những thói quen chúng ta làm từ nhỏ nhưng lại không biết rằng nó hoàn toàn không đúng.

Nhưng thà muộn còn hơn không, ngay từ bây giờ bạn cần phải thay đổi một số thói quen đã “ăn vào máu” sau đây, theo Bright Side.

1. Thổi thức ăn cho bé

Trong khi thổi thức ăn cho trẻ cũng như ăn chung, uống chung, cha mẹ có thể truyền vi khuẩn cho trẻ, vì trẻ dễ bị tổn thương nhất khi mới bắt đầu phát triển.
Tốt nhất là bỏ thói quen ăn chung, uống chung hoặc dùng chung chén, muỗng với con bạn và không thổi thức ăn của trẻ, mà hãy chờ cho nguội, theo Bright Side.

2. Ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam

Ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam có thể khiến bạn bị sặc, vì máu sẽ chảy xuống phía sau cổ họng.
Nên dùng ngón tay bịt mũi, ngồi và giữ đầu thẳng và cằm song song với sàn nhà.

3. Đỡ người bị ngất xỉu dậy

Lý do ngất xỉu thường là do huyết áp hạ thấp đột ngột, dẫn đến máu không lên não. Nếu bạn đỡ nạn nhân dậy, sẽ tiếp tục ngăn máu đến não.
Trong trường hợp này, nên đặt đầu của người đó thấp hơn ngực của họ. Để họ ngồi cúi đầu xuống thấp, hoặc tốt nhất là nằm. Nên để người bị ngất xỉu ở vị trí này trong vài phút cho đến khi ổn mới dậy, theo Bright Side.

4. Hút nọc độc khi bị rắn cắn

Ngày nay, có thuốc chống nọc độc hiệu quả và rất hiếm khi rắn cắn trở nên nguy hiểm, chỉ chiếm 0,05%. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hút nọc độc không giúp ích gì cho nạn nhân.
Nên đặt nạn nhân nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn tim và giữ nguyên tư thế đó để giữ nọc độc không lan rộng. Gọi ngay cấp cứu, hoặc chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, theo Bright Side.

5. Đánh răng ngay sau bữa ăn

Điều này làm hỏng men răng.
Trong trường hợp bạn muốn làm điều đó sau khi ăn, đầu tiên hãy súc miệng bằng nước, sau đó chờ khoảng 40 phút rồi hãy đánh răng, theo Bright Side.

6. Cứu người bị hóc dị vật vào đường thở bằng cách vỗ vào lưng khi họ đứng thẳng

Vỗ vào lưng nan nhân ở tư thế thẳng đứng có thể khiến dị vật trượt xuống sâu hơn.
Hãy cho nạn nhân nghiêng người về phía trước - điều này rất quan trọng, rồi vỗ ngược vào lưng họ ở khoảng giữa hai bả vai.

7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm

Vì da rất mỏng manh, điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu và làm chậm quá trình chữa lành. Hơn nữa, có thể gây tê cóng.
Hãy bọc đá lạnh trong khăn hoặc vải. Chườm đá vùng bị bầm, nhưng không được giữ quá 10 phút cùng một lúc, theo Bright Side.

8. Thoa bơ hoặc chườm đá vào vết bỏng

Những cách này không giúp ích gì. Vết bỏng ăn sâu vào da nên cần làm mát để tránh tổn thương thêm. Nên đưa vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong ít nhất 20 phút.

9. Dùng chai đựng nước cũ để đựng nước uống

Nhiều loại chai đựng nước được làm từ nhựa tái chế, có chứa hóa chất nguy hiểm là BPA.
Vì vây, hãy vứt bỏ chai nhựa đựng nước ngay sau lần sử dụng đầu tiên và mua loại bình đựng nước chuyên dụng để sử dụng, theo Bright Side.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.