Tự động phát
Nguyễn Đức Huy, 22 tuổi, đang là sinh viên năm cuối khoa Mỹ thuật công nghiệp, Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Trong giới sưu tầm đồ cổ ở TP.HCM, Nguyễn Đức Huy là một trường hợp đặc biệt. Chàng trai đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sưu tầm, đấu xảo cổ vật cùng nhiều bài nghiên cứu kỳ công về các di sản mỹ thuật Việt Nam.
|
Từ năm học lớp 6, Đức Huy đã bắt đầu nuôi dưỡng niềm yêu thích sưu tầm đồ cổ. Gần 100 tờ tiền Đông Dương, tiền Việt Nam qua các thời kỳ; sưu tầm gốm Cây Mai – biểu tượng tay nghề tinh xảo của nghệ nhân... đến nhiều bộ ảnh quý về các loại gốm đẹp tại đền, chùa, miếu.
Vừa sưa tầm vừa trao đổi, cậu tự nhận không còn giữ quá nhiều hiện vật trong nhà. Tuy nhiên, món đồ tâm đắc nhất của Đức Huy là con Lân đứng, cậu sưu tầm được cả cặp từ một ngôi nhà Tây ở Quận 3, TP.HCM, sau khi ngôi nhà được giải tỏa.
|
Sau thời gian nghiên cứu, sưu tầm đổ cổ, với một nguồn kiến thức nhất định, Đức Huy được mời làm cố vấn cho những nhà sưu tầm đấu giá khác.
“Nguồn kinh phí tới từ nhiều hướng, từ những việc mình bán những món mình sưu tầm, những món nho nhỏ mình tích cóp lại dần dần, mình vừa tạo được uy tín trong giới, vừa thu được tiền mà tư vấn của những vị khách đó”, đó là động lực để cậu mở rộng và phát triển thêm bộ sưu tập của mình.
|
Mới đây, Đức Huy đã có hội góp mặt trong cuốn sách Gốm Cây Mai: Đề ngạn - Sài Gòn xưa của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng dưới tư cách là cộng sự. Sách được xuất bản lần đầu năm 1994. Sau 26 năm, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM đã tiến hành chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều lập luận và hình ảnh sinh động minh chứng cho bề dày nghệ thuật của dòng gốm Cây Mai.
Về dự định trong thời gian tới, Đức Huy đang ấp ủ cùng nhóm bạn của mình cho ra đời một cuốn sách riêng nói hành trình sưu tầm đồ cổ và tìm hiểu về loại hình tranh kiếng xưa: “Mình muốn tập trung hết kỳ này cho tranh kiếng để có được một tác phẩm khác giúp cho giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới nguồn tư liệu của vùng Sài Gòn - Chợ Lớn”.
Bình luận (0)