Theo CNN, SAMR cho biết Alibaba đã buộc các tiểu thương chọn một trong hai nền tảng để kinh doanh, thay vì được sử dụng cả hai. Giới chức Trung Quốc cho rằng chính sách này, cùng nhiều động thái khác, đã giúp Alibaba củng cố vị thế trên thị trường và giành lợi thế không công bằng trước các đối thủ.
Alibaba cũng bị yêu cầu phải thực thi việc "sửa đổi toàn diện" gồm cả việc thắt chặt kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng, bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng và quyền lợi của người tiêu dùng. Công ty cũng bị yêu cầu phải đề xuất các báo cáo về việc tự điều chỉnh với chính quyền trong 3 năm liên tiếp. Về phần mình, Alibaba cho biết họ sẽ thấp nhận hình phạt này và sẽ tuân thủ đúng quy định.
Đây được xem là thời điểm "tồi tệ" nhất đối với "đế chế" của tỉ phú Jack Ma. Thương vụ IPO trị giá 35 tỉ USD của Ant, chi nhánh tài chính của Alibaba đã bị đình chỉ vào tháng 12 khi các nhà chức trách nói cần phải thay đổi những quy định với công ty này. Không lâu sau đó, Ant cùng những công ty đối thủ khác đã phải chịu hàng loạt quy định mới nhắm tới việc giảm sức ảnh hưởng của họ, từ thanh toán kỹ thuật số tới cho vay trực tuyến...
Án phạt 2,8 tỉ USD tương đương với 4% doanh thu của Alibaba năm 2019 và cũng là khoản phạt lớn nhất về độc quyền đến nay tại Trung Quốc.
Được đồng sáng lập bởi doanh nhân huyền thoại Jack Ma, Alibaba là một trong những doanh nghiệp tư nhân thành công và nổi bật nhất Trung Quốc. Bằng cách đưa ra một ví dụ nổi bật như vậy, các nhà quản lý Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp rõ ràng về ý định kiềm chế các công ty quyền lực nhất của đất nước.
Bình luận (0)