Cụ thể, trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tập san Open Heart (thuộc Hiệp hội Y khoa Anh), nhóm học giả Hà Lan đã phân tích dữ liệu từ 16 nghiên cứu trước và xem xét tác động của âm nhạc đối với việc chăm sóc hậu phẫu, theo Hãng tin UPI.
Phân tích cho thấy việc nghe nhạc dường như đã làm giảm đáng kể sự lo lắng và đau đớn của bệnh nhân sau những cuộc phẫu thuật lớn, đặc biệt là trong 8 ngày đầu sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng dù liệu pháp âm nhạc có thể giúp giảm bớt phần nào sự khó chịu, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp chăm sóc hậu phẫu khác, như uống thuốc giảm đau, nằm viện để nghỉ ngơi hay thở máy...
Dù vậy, không giống như thuốc men, âm nhạc “không có rủi ro cũng như tác dụng phụ nào”, tiến sĩ y khoa Ellaha Kakar của Khoa Phẫu thuật và Thần kinh học (Đại học Erasmus, TP.Rotterdam, Hà Lan), trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.
Đánh giá về kết quả nghiên cứu, tiến sĩ Harold Fernandez, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện Tim Sandra Atlas Bas (bang New York, Mỹ), nhận định giới chuyên môn cần bắt đầu xem xét liệu pháp phục hồi hậu phẫu bằng âm nhạc có nên sớm trở thành một hình thức điều trị bổ sung cho bệnh nhân hay không.
Bình luận (0)