Bà tìm cách ói với hy vọng đẩy vật lạ ra ngoài, nhưng mọi chuyện càng tệ hơn. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó thở, cổ sưng lên.
Khi bà đến phòng cấp cứu, các bác sĩ phát hiện có âm thanh kêu lách tách hoặc tiếng lốp bốp khi kiểm tra cổ của bệnh nhân. Đây là tình trạng xảy ra khi các bong bóng khí chen vào lớp mô bên dưới da.
Ban đầu, các bác sĩ không tìm được dấu vết của xương cá. Tuy nhiên, ảnh chụp CT giúp định vị chính xác “hung thủ”: một mẩu xương dài 5 cm, cắm vào phần cơ ức đòn-chũm.
Thông thường, các bác sĩ phòng cấp cứu chỉ xử lý những vụ hóc xương ở phần cổ trên và dễ lấy đi, theo các bác sĩ của Bệnh viện Selayang ở Malaysia. Tình trạng xương bị chèn vào cơ cổ rất hiếm khi xảy ra.
Bệnh nhân phải được phẫu thuật để lấy mẩu xương ra và được uống kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện, bà được phép ra về sau khi mọi thứ trở lại bình thường.
Bình luận (0)