Hội chứng chuyển hóa xảy ra khi một người có bất kỳ cái nào trong những tác nhân rủi ro bao gồm béo bụng, đường huyết lúc đói cao, huyết áp cao, mức triglyceride cao và/hoặc cholesterol “tốt” (HDL) thấp.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hiroshima (Nhật Bản) đã đánh giá 642 đàn ông và 441 phụ nữ với tuổi bình quân 51,2 và không bị hội chứng chuyển hóa hồi năm 2008.
tin liên quan
Bị thoái hóa cột sống nặng sau 40 năm nằm võngBệnh nhân có thói quen nằm ngủ bằng võng đã hơn 40 năm nay. Cách đây một năm, bà có triệu chứng đau lưng lan chân phải kèm tê và phát hiện ra mình đã bị… thoái hóa cột sống.
tin liên quan
Thực phẩm giàu protein giúp ngừa béo phìChế độ ăn giàu protein (đạm) có thể giúp ngừa béo phì nhờ có tác dụng ức chế cơn đói.
Những đối tượng trên được chia thành 3 nhóm tùy thuộc vào cách họ mô tả tốc độ ăn bình thường của mình: chậm, bình thường hoặc nhanh.
Sau 5 năm, các nhà nghiên cứu ghi nhận những người ăn nhanh dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn (11,6%) so với những người ăn bình thường (6,5%) và ăn chậm (2,3%).
Tốc độ ăn nhanh hơn có liên quan đến việc tăng thêm cân, đường huyết cao hơn và vòng eo lớn hơn.
“Ăn chậm có thể là một sự thay đổi về lối sống cực kỳ hệ trọng để giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa”, chuyên gia Takayuki Yamaji thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Theo chuyên gia trên, khi người ta ăn nhanh, họ có xu hướng không cảm thấy no và dễ có khả năng ăn quá nhiều. Ăn nhanh gây ra biến động glucose lớn hơn, vốn có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.
tin liên quan
Ăn mừng ngày 20.11, 10 giáo viên mầm non phải nhập viện cấp cứu10 giáo viên Trường mầm non song ngữ Hooray (TP.HCM) đã phải nhập viện cấp cứu ngay khi đang ăn mừng ngày 20.11 tại nhà hàng Hương Cau. Thêm một bảo vệ trường cũng đã phải nhập viện sau đó.
Bình luận (0)