Theo Reuters, cây cầu dài 9,15 km được kỳ vọng không những cải thiện đáng kể hoạt động kết nối giao thông tại vùng đông bắc nước này, mà còn giúp Ấn Độ kiểm soát hữu hiệu tình hình dọc theo biên giới trong trường hợp có biến.
“Cây cầu không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian mà còn là nền tảng cho sự khởi đầu của một cuộc cách mạng kinh tế mới”, Thủ tướng Modi phát biểu.
Lãnh đạo Ấn Độ còn nhấn mạnh cây cầu giúp mở ra cánh cửa mới cho phát triển kinh tế trong vùng. Cũng theo ông Modi, chính phủ đã quyết định lấy tên ca sĩ huyền thoại quá cố Bhupen Hazarika, vốn là cư dân Assam, đặt cho cây cầu.
Chỉ cách biên giới Ấn-Trung chưa đến 100 km, cây cầu được thiết kế để nhanh chóng di chuyển bộ binh và pháo binh đến khu vực khi cần. Vì thế, nó được gia cố vô cùng chắc chắn, chịu được tải trọng đến 60 tấn của xe tăng, theo hãng thông tấn PTI.
Giới chuyên gia nhận định cầu Bhupen Hazarika sẽ đóng vai trò kết nốt các căn cứ quân sự ở miền đông Ấn Độ với vùng biên giới với Trung Quốc. Thông qua tuyến đường này, New Delhi có thể nhanh chóng triển khai lực lượng từ căn cứ quân sự Panagarh ở bang Tây Bengal đến khu vực.
Panagarh là căn cứ nhà của "binh đoàn sơn cước", được huấn luyện đặc biệt để tác chiến tại vùng núi cao nhằm đối phó các nguy cơ tại khu vực biên giới còn đang tranh chấp với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cầu Bhupen Hazarika còn giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa các bang Arunachal Pradesh - giáp Trung Quốc và Assam - nơi đặt tuyến tàu hỏa chủ chốt và các sân bay dân sự của miền đông bắc Ấn Độ.
tin liên quan
Ấn Độ hoàn tất cây cầu chiến lược ứng phó Trung QuốcTrong nỗ lực cải thiện tốc độ triển khai quân dọc biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đã hoàn thành cây cầu dài nhất nước này, bắc ngang sông Brahmaputra.
Bình luận (0)