• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Ấn Độ tham vọng 'giật' các nhà máy từ Trung Quốc

04/10/2022 08:03 GMT+7

Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư vào một siêu dự án trị giá 100.000 tỉ rupee (1.200 tỉ USD) để thu hút các công ty nước ngoài muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng do những hạn chế tại Trung Quốc .

Theo bài phân tích của Bloomberg ngày 3.10, siêu dự án có tên PM Gati Shakti (tiếng Hindi có nghĩa là “sức mạnh của tốc độ”) tập trung vào việc xây dựng một nền tảng số kết hợp 16 bộ ngành. Cổng thông tin này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các công ty giải pháp “một cửa” để thiết kế dự án, xin cấp phép nhanh gọn và ước tính chi phí dễ dàng hơn.

Sản xuất dòng xe SUV chạy bằng điện ở nhà máy của Tập đoàn Tata (Ấn Độ)

Reuters

Tại Ấn Độ, 50% số dự án cơ sở hạ tầng bị chậm tiến độ và 25% số dự án vượt quá ngân sách ước tính ban đầu. Thủ tướng Narendra Modi tin rằng công nghệ là giải pháp cho những tắc nghẽn lâu năm và tai tiếng này.

“Nhiệm vụ là triển khai các dự án sao cho không vượt quá thời hạn và chi phí dự tính. Mục tiêu là các công ty toàn cầu chọn Ấn Độ làm trung tâm sản xuất của họ”, ông Amrit Lal Meena, thư ký đặc biệt về hậu cần của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, đề cập kế hoạch tham vọng trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại New Delhi.

Với Gati Shakti, việc triển khai cùng lúc nhiều dự án sẽ mang lại lợi thế cho Ấn Độ, đặc biệt là khi Trung Quốc hầu như vẫn đóng cửa với thế giới bên ngoài và ngày càng nhiều công ty áp dụng chính sáchTrung Quốc + 1” - tức tìm kiếm các quốc gia khác để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng của họ.

Trụ cột chính của Gati Shakti là xác định các cụm sản xuất mới vẫn chưa hiện diện và kết nối các địa điểm đó một cách liền mạch với mạng lưới đường sắt, cảng và sân bay của quốc gia, theo một chuyên gia. Ngoài ra, một mục đích quan trọng khác của siêu dự án là hạn chế thói quan liêu nhờ ứng dụng công nghệ.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.