Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Ấn Độ sẽ nằm trong số 92 quốc gia có thể đưa đại diện chính thức tham dự diễn đàn về đại kế hoạch OBOR do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng lập, sẽ được tổ chức vào ngày 14.5 tới.
Theo Sputnik, lời thông báo của ông Vương được đưa ra ngay sau chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Tawang thuộc bang Arunachal Pradesh ở Ấn Độ, nơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Được biết, đại diện hai nước láng giềng đã có lời qua tiếng lại không mấy tốt đẹp trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ghé thăm. Tuy nhiên, lời mời tham dự OBOR vẫn được Đại lục đưa ra.
tin liên quan
Ấn Độ cạnh tranh dầu mỏ với Trung QuốcNew Delhi đã đưa ra quyết định chiến lược để cạnh tranh với Bắc Kinh trong việc cung cấp dầu mỏ cho các nước láng giềng.
Tuy nhiên, các quan chức ở Ấn Độ thừa nhận rằng mặc dù sáng kiến OBOR đang có sức hấp dẫn về mặt kinh tế, nhưng New Delhi có lý do riêng để từ chối tham gia, đặc biệt khi nó liên quan đến Kashmir. Jagannathe Panda, thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng của Ấn Độ cũng cho biết nước này chống lại Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan trong vấn đề chủ quyền.
“Sáng kiến OBOR hấp dẫn về mặt thương mại, nhưng chúng tôi sẽ không tham gia vì lý do chính trị. Nếu chúng tôi tham gia, thì điều này sẽ đồng nghĩa với việc từ bỏ chủ quyền đối với Kashmir, một vị trí chiến lược hiện vẫn do Pakistan quản lý”, ông Panda nói.
Song một quan điểm khác cũng đang nổi lên trong giới chuyên gia, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng giữa hai nước láng giềng về các nguồn lực và chiến lược kinh tế. Sự tiến bộ của OBOR có thể khiến New Delhi phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
“OBOR cung cấp cho Ấn Độ khả năng tham gia vào nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt sau khi Ấn Độ nhận ra các lựa chọn đầy hạn chế của mình trong việc đối phó với Bắc Kinh”, Srinath Raghavan, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi cho hay.
tin liên quan
'Con đường tơ lụa mới' của Trung Quốc bị phản đối gay gắt ở Sri LankaDự án phát triển cảng, xây dựng một khu công nghiệp lớn tại thành phố Hambantota (Sri Lanka) trong khuôn khổ "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân Sri Lanka.
Bình luận (0)