Dưới đây là một số thông tin về cách giảm cân hiệu quả của ớt xanh:
1. Giá trị dinh dưỡng
Một khẩu phần ớt xanh chứa 11% vitamin A, 182% vitamin C và 3% sắt.
Ớt xanh rất giàu chất xơ và không có cholesterol. Nó cũng có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho mắt, da và hệ miễn dịch.
Người ta nói rằng capsaicin có tác dụng kích thích mũi và xoang.
Shutterstock |
Ớt xanh rất giàu chất xơ và không có cholesterol. Nó cũng có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho mắt, da và hệ miễn dịch. |
2. Nghiên cứu nói gì?
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận tác dụng của capsaicin, một hợp chất hoạt động chính được tìm thấy trong ớt, trong việc giảm cân.
"Trong một thử nghiệm mù đôi (double-blind), ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược, nó chỉ ra rằng điều trị đối tượng thừa cân hoặc béo phì với 6 mg/ngày capsinoid trong 12 tuần có liên quan đến việc giảm mỡ bụng được đo bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép. Trọng lượng cơ thể giảm lần lượt là 0,9 và 0,5 kg ở nhóm capsinoid và giả dược. Hơn nữa, không có bệnh nhân nào phát triển bất kỳ tác dụng phụ nào", một nghiên cứu cho biết, theo Times of India.
Nghiên cứu này cũng phát hiện và cho biết thêm rằng điều trị bằng capsaicin tạo ra quá trình oxy hóa chất béo kéo dài trong quá trình duy trì cân nặng.
3. Điều chỉnh chi tiêu năng lượng
Ớt đỏ và ớt xanh |
shutterstock |
Capsaicin có vai trò nổi bật đối với sự thèm ăn và mô mỡ nâu, điều chỉnh quá trình sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng capsaicin trong chế độ ăn uống có thể có tác dụng hữu ích trong việc quản lý cân nặng, bằng cách giảm năng lượng nạp vào và kích hoạt hoạt động của mô mỡ nâu.
Theo một báo cáo, chất béo nâu, hoặc mô mỡ nâu, là một loại chất béo riêng biệt được kích hoạt để phản ứng với nhiệt độ lạnh.
Vai trò chính của nó là tạo ra nhiệt để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và đạt được điều đó bằng cách đốt cháy calo
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã phát hiện ra rằng những người ăn ớt có thể sống lâu hơn và có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc ung thư.
Nghiên cứu cho thấy những người ăn ớt nhiều hơn 4 lần trong một tuần có tỷ lệ tử vong, bao gồm cả do bệnh tim mạch, thấp hơn đáng kể so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt, theo Times of India.
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch.
Bình luận