Đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo.
Báu vật tại chùa Quán Thế Âm |
Những ngày này, sư sãi chùa Quán Thế Âm tại quận Ngũ Hành Sơn đang tất bật quét dọn hội trường, kê thêm tủ kệ để chuẩn bị cho ngày khai trương bảo tàng, dự kiến diễn ra vào ngày 24.12.
Bảo tàng Văn hóa Phật giáo được UBND TP.Đà Nẵng cho phép thành lập vào cuối năm 2014, với sự quản lý của trụ trì chùa, thượng tọa Thích Huệ Vinh.
Thượng tọa cho hay, các chuyên gia khi trực tiếp khảo sát hàng trăm hiện vật và cổ vật tại chùa đã đánh giá rất cao giá trị nghệ thuật điêu khắc lẫn phong cách tạo hình của hàng loạt pho tượng Phật.
“Khi xem xong các bộ tượng, nhiều chuyên gia tỏ ra rất trân quý và hối thúc lập bảo tàng càng sớm càng tốt. Ban đầu, tôi cũng không nghĩ đến việc này nhưng sau khi được động viên, tôi như có thêm động lực để sưu tầm thêm”, thượng tọa nói.
Theo thượng tọa, các bức tượng cổ dường như không thể tìm kiếm mà đến với nhà chùa như một “duyên may” kỳ lạ. Qua nhiều thế hệ “chắt chiu” sưu tập, hiện ngôi chùa sở hữu khoảng hơn 500 hiện vật.
|
Trụ trì chia sẻ, nhiều bảo tàng trên cả nước thường chỉ dành riêng một góc nhỏ về văn hóa Phật giáo. Và cũng không nhiều nơi có đủ hiện vật để thành lập một bảo tàng liên quan đến đề tài này.
Do vậy, với việc mở “kho” báu vật lần này, TP.Đà Nẵng là nơi đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thành lập Bảo tàng Văn hóa Phật giáo. Hiện công tác chuẩn bị cho ngày khánh thành đã gần hoàn tất.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, với việc thành lập bảo tàng này, danh thắng Ngũ Hành Sơn có thêm một địa điểm gắn liền với văn hóa tâm linh để du khách tìm đến.
“Ngoài việc thăm thú phong cảnh, ngắm cổ vật, du khách sẽ có thêm dịp tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của các sư thầy trong chùa Quán Thế Âm”, ông Thiện nói.
Thanh Niên mời bạn đọc chiêm ngưỡng kho báu cổ vật có một không hai tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo:
|
Bộ tượng Mật tông với 8 tượng được các chuyên gia đánh giá là ngang tầm với bảo vật quốc gia với hàng loạt yếu tố độc đáo. Bộ tượng này có phong cách tạo hình cực kỳ độc đáo, được tạc từ hai loại đồng
|
Bức tượng ngang tầm bảo vật quốc gia thứ hai là tượng Quan âm được làm bằng bạch ngọc vô cùng quý giá
|
Bức tượng Phật nằm trên đóa sen được tạc bằng gỗ có niên đại từ thế kỷ 19
|
Không chỉ giá trị bởi phong cách tạo hình, bức tượng này được nhiều người chú ý là do được làm từ chất liệu sắt
|
|
|
|
Những bức tượng bằng đồng mang phong cách Champa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Do rất khó phân chia tượng theo chủ đề nên nhà chùa đã trưng bày theo định hướng như: chất liệu, trường phái, vùng miền… với mức độ tương đối
|
|
Vì kho báu vật dường như vô giá nên nhà chùa dành một gian trưng bày được bảo vệ cẩn mật
|
|
Bộ tượng Phật bằng đá được sư Thích Huệ Vinh bày biện trong những tủ kính lớn
|
Thờ tượng Phật theo phong cách miền Bắc với những tượng thánh xung quanh
|
Trong Bảo tàng Văn hóa Phật giáo còn có chiếc trống đồng khổng lồ. Đặc biệt, cũng trong bảo tàng này, lần đầu tiên công chúng sẽ được chiêm ngưỡng cổ vật theo chủ đề xuất xứ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Campuchia…
|
Chiếc cồng khổng lồ với âm vực đặc biệt cũng là một tài sản quý của bảo tàng. Trụ trì chùa còn có ý định mở thêm chủ đề về hình ảnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Phật giáo
|
Và chiếc mõ bằng gỗ được tạc hình con cá chép độc đáo. “Dân có đồ cổ biết mình sưu tầm nên đem tới cho hoặc bán, chứ mình không thể tìm thấy hết”, thượng tọa Thích Huệ Vinh nói: “Nhà chùa phải bảo vệ báu vật hết sức mình…”
|
Bình luận (0)