Quảng trường và phố đi bộ
Ở nước ngoài, quảng trường và phố đi bộ là nơi để dân chúng và du khách dạo chơi, thư giãn, mua sắm cho nên không thể thiếu các dịch vụ kèm theo như thức ăn nhanh, giải khát, mua tờ báo…
tin liên quan
[ẢNH] Đường phố Q.1 ngày và đêm, những nơi ông Đoàn Ngọc Hải từng đếnTrở lại những điểm “nóng” mà ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch Q.1 từng xuống đường “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ, Thanh Niên nhận thấy tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã tạm ngăn nắp không chỉ ban ngày mà cả ban đêm.
Từ nhu cầu ấy, chính quyền thành phố cho một số người được phép bày biện để kinh doanh với số lượng hạn chế, bảo đảm không chiếm quá nhiều diện tích gây trở ngại cho việc tản bộ của khách lãng du. Có quảng trường được quy hoạch làm nơi diễn ra chợ phiên định kỳ, mỗi tuần bán 1 lần, ai muốn bán thứ gì cứ việc chất lên xe hơi chạy đến bán, cuối phiên chợ chất đồ lên xe chạy về nhà, rất gọn.
Cả quảng trường và phố đi bộ giống nhau ở đặc điểm cấm xe cộ chạy vào (ngoại trừ xe công vụ những khi cần thiết) để chắc chắn rằng không có tai nạn giao thông xảy ra. Người buôn bán phải cam kết giữ gìn vệ sinh chung nếu không muốn bị cấm kinh doanh.
Chuyện buôn bán trên vỉa hè ở nước ngoài về đại thể không chào mời, níu kéo khách như thường thấy ở xứ ta. Họ chẳng hô một tiếng nào, kể cả người bán vé số, ai có nhu cầu thì cứ ghé mua. Nhìn chung đó là một bầu không khí kinh doanh khá thân thiện.
TP.HCM có khu phố Tây ở P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 luôn tấp nập du khách. Lẽ ra toàn bộ khu phố này phải biến thành phố đi bộ mới phải, vì nhà mặt tiền đường nào cũng kinh doanh.
tin liên quan
Ông Đoàn Ngọc Hải tái xuất 'giành vỉa hè': Đập bỏ hàng loạt thứ lấn chiếmSau nhiều ngày tạm ngưng ra quân làm thông thoáng vỉa hè, chiều 6.3 ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND Q.1 TP.HCM đã 'tái xuất' xuống đường cho đập bỏ nhiều bức tường, bồn cây chắn lối đi trên vỉa hè của người đi bộ.
Nhà mặt tiền
Có điểm khác nhau cơ bản là ở hải ngoại, không phải nhà mặt tiền nào cũng kinh doanh, mua bán ì xèo như ở Việt Nam. Mà nếu có kinh doanh cửa hàng thì cũng gói gọn bên trong nhà, không show hàng ra chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, cũng có nơi người bán được phép bày hàng hóa trước tiệm trong diện tích nhất định.
Vỉa hè ở các nước phát triển nhìn chung khá rộng, do đó các kệ hàng có chiếm 1 - 2 m bề ngang cũng không trở ngại gì cho khách bộ hành. Nếu có ai đó bày bán lộn xộn như kiểu Việt Nam là ở các dãy nhà chung quanh khu chợ hoặc các điểm tham quan, du lịch.
Không riêng gì các nước Âu - Mỹ - Úc, ngay nước Nhật cũng có cảnh này nhưng trông khá trật tự, không bát nháo, không đọc lời rao qua loa phát thanh hay mở nhạc ầm ỉ, ồn ào đinh tai nhức óc như những hình ảnh bạn thường thấy ở xứ mình.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)