Theo Reuters, cuộc khảo sát 1.000 công ty được Viện Nhân sự và Phát triển Chartered (CIPD) thực hiện cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp trả lời như trên tăng 43% đối với ngành giáo dục, 49% đối với ngành chăm sóc sức khỏe. CIPD nói rằng thị trường lao động Anh vẫn mạnh song quyết định Brexit có thể buộc nhiều công ty suy nghĩ lại về chiến lược đào tạo của họ, điều chỉnh trước tình hình có ít nhân sự đến từ các nước EU hơn trong tương lai.
Thủ tướng Anh Theresa May hứa sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề nhập cư khi Anh rời khỏi khối 27 nước vào năm 2019. Bà May vẫn ưu tiên vấn đề nhập cư ngay cả khi nước này có thể bị mất quyền tiếp cận với thị trường duy nhất EU.
Số liệu chính thức gần đây cho thấy các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư từ EU hiện chật vật tìm nhân viên mới cho nhiều vị trí trống. Các vị trí thuộc ngành bán lẻ, bán buôn, sản xuất, y tế, dịch vụ ăn uống và chỗ ở chiếm 45% vị trí trống tính đến cuối năm 2016.
Cố vấn thị trường lao động Gerwyn Davies của CIPD cho hay số liệu chính thức chỉ ra rằng số lượng công dân EU đang làm việc tại Anh tăng trưởng chậm hơn từ tháng 6 đến tháng 9 năm ngoái so với trước thời điểm trưng cầu dân ý. “Điều này đặt ra nhiều thách thức tuyển dụng lớn trong nhiều lĩnh vực có sử dụng lao động không phải là người Anh và những người đặc biệt dễ bị tổn thương trước các thay đổi trong chính sách nhập cư của EU”, ông Davies nói.
Nhiều dấu hiệu của thực trạng thiếu lao động nhập cư xuất hiện trong ngành nông nghiệp Anh từ năm ngoái, không lâu sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Lý do là vì giá trị bảng Anh giảm giá khiến sức hút của nước này đi xuống.
tin liên quan
Brexit không ngăn kinh tế Anh tăng trưởng nhanh hơn Đức, PhápHãng tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC) nhận định nền kinh tế Anh sẽ tăng trưởng tích cực trong dài hạn, là một trong ba nền kinh tế phát triển tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ba thập niên tiếp theo.
Bình luận (0)