Tổng thống Nga Vladimir Putinđã lên tiếng cảnh báo về kế hoạch cung cấp đạn chứa uranium nghèo, đồng thời nói rằng những vũ khí nói trên sẽ được Moscow coi là chứa các thành phần hạt nhân.
Ông Putin tuyên bố: "Nếu điều này xảy ra, Nga buộc phải phản ứng tương ứng. Hãy nhớ rằng phương Tây đã bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân".
Một cảnh báo tương tự cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra. Ông nói động thái này sẽ góp phần rút ngắn thời gian dẫn đến một "đụng độ hạt nhân" tiềm tàng giữa Nga và phương Tây.
Hôm 20.3, Bộ trưởng Nhà nước Anh phụ trách Quốc phòng Annabel Goldie xác nhận kế hoạch cung cấp cho Kyiv đạn DU kèm theo số xe tăng Challenger 2. Ông ca ngợi đây là loại đạn "có hiệu quả cao để chống xe tăng và xe bọc thép hiện đại".
Đạn DU từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi quốc tế. Phe chỉ trích xoáy vào tính độc hại và phóng xạ của vật liệu. Uranium nghèo có hiệu quả cao khi được sử dụng để chế tạo lõi cứng của đạn xuyên giáp nhờ mật độ cao của vật liệu này. Lõi cứng này sẽ bay hơi khi va chạm, chuyển sang dạng khí và làm môi trường bị nhiễm uranium.
Viện trợ đạn dược cho Ukraine không dễ khi châu Âu thiếu thuốc súng
Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra quan ngại về kế hoạch của Anh. Ông Farhan Haq, phát ngôn viên của Tổng thư ký Antonio Guterres, trong một cuộc họp báo nói rằng cơ quan này từ lâu đã lên tiếng về hậu quả của việc sử dụng uranium nghèo, cũng như về những người cung cấp loại vũ khí như vậy.
Những loại đạn này đã được NATO sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, cũng như trong cuộc xung đột tại Nam Tư cũ. NATO xác nhận trong một báo cáo năm 2000 rằng đạn DU được trang bị cho xe tăng và máy bay của khối, và đã sử dụng khoảng 10 tấn ở Nam Tư và 300 tấn ở Iraq.
Báo cáo thừa nhận rằng vật liệu này gây ra đe dọa do độc tính của nó ở “dạng sol khí”, nhưng nhấn mạnh rằng DU không “có tính phóng xạ đặc biệt cao”.
Bình luận (0)